Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải bàn giao hồ sơ cho tổ chức trợ giúp pháp lý trong thời hạn bao lâu từ khi kết thúc vụ việc?
- Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải bàn giao hồ sơ cho tổ chức trợ giúp pháp lý trong thời hạn bao lâu từ khi kết thúc vụ việc?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người không bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định được quy định thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt người không bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định không?
Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải bàn giao hồ sơ cho tổ chức trợ giúp pháp lý trong thời hạn bao lâu từ khi kết thúc vụ việc?
Theo Điều 39 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
Lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý phải được thống kê, đánh số thứ tự, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ điện tử của từng vụ việc trợ giúp pháp lý được số hóa, cập nhật vào hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu về trợ giúp pháp lý.
Theo quy định trên, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải bàn giao hồ sơ cho tổ chức trợ giúp pháp lý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc vụ việc.
Trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người không bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định được quy định thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 52 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Hành vi vi phạm quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
b) Sử dụng thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý của người khác;
c) Không nộp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp bị thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp phải từ chối theo quy định;
đ) Không lập hồ sơ, bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định.
...
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo quy định trên, người không bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt người không bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định không?
Theo khoản 4 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
4. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, người không bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 500.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Tư pháp có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ gia hạn nộp thuế mới nhất 2024 gồm những gì? Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai thủ tục gia hạn nộp thuế ra sao?
- Bài tham luận về công tác công đoàn trong trường học năm học 2024 2025? Những bài tham luận hay về công đoàn 2024 2025?
- Tiêu chí khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quý được quy định như thế nào?
- Hòa giải viên phải thông báo cho ai khi phát hiện tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật? Khi nào được xem là hòa giải thành?
- Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cần phải có phương án sử dụng đất không?