Người thực hiện nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ có phải thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đó không?
Có được thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ không?
Theo căn cứ tại Điều 56 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ cụ thể như sau:
Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của khu rừng phòng hộ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.
5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và diện tích đất rừng được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, có thể thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ.
Người thực hiện nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ có phải thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đó không? (hình từ internet)
Người thực hiện nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ có phải thông báo cho chủ rừng về kết quả nghiên cứu khoa học đó không?
Theo căn cứ tại Điều 22 Nghị định 156/2018/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ
1. Trường hợp chủ rừng tự tổ chức thì thực hiện theo đề tài, dự án, kế hoạch đã được duyệt.
2. Đối với các tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh viên thực hiện việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trừ quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại khu rừng phòng hộ (bản chính);
b) Các hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, thu thập mẫu vật, nguồn gen, vận chuyển, lưu giữ, công bố mẫu vật, nguồn gen thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chế quản lý và sự hướng dẫn, giám sát của chủ rừng;
c) Thông báo cho chủ rừng về kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; tài liệu công bố trong nước hoặc quốc tế (nếu có).
Như vậy, người thực hiện nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ phải thông báo cho chủ rừng về kết quả nghiên cứu khoa học đó.
Nhà nước có hỗ trợ việc thực hiện nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ không?
Theo căn cứ tại Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách đầu tư
Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau:
1. Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ:
a) Hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng;
b) Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng;
c) Kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng;
d) Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng;
đ) Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng;
e) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
h) Kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
i) Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững;
k) Giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
...
Theo quy định trên, Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau đây trong rừng phòng hộ:
- Hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng;
- Trồng, chăm sóc, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng;
- Kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng;
- Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng;
- Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng;
- Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
- Kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
- Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững;
- Giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
Như vậy, Nhà nước có hỗ trợ việc thực hiện nghiên cứu khoa học trong rừng phòng hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ 25/12/2024 ra sao?
- Tải mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Ngày 4 1 là ngày gì? 4 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Mẫu Quyết định phê duyệt E HSMT, hồ sơ mời thầu (webform trên Hệ thống) tại Phụ lục 1C theo Thông tư 22/2024 thay thế Thông tư 06/2024?
- Mẫu dấu thẩm tra phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 15? Nội dung quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng?