Người thi hành công vụ bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào? 06 biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ?
- Người thi hành công vụ bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
- 06 biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ?
- Nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ như thế nào?
- Thực hiện phối hợp, hỗ trợ trong xử lý tình huống khi có hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra như thế nào?
Người thi hành công vụ bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 208/2013/NĐ-CP, người thi hành công vụ bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
- Vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ;
- Tham nhũng, tiêu cực, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp; thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực trong khi thi hành công vụ;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ;
- Lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác;
- Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
06 biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ?
06 biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ tại Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
(1) Giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó. Yêu cầu người vi phạm xuất trình chứng minh nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác để kiểm tra.
(2) Cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ.
(3) Bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Trình tự, thủ tục bắt giữ, khám xét người có hành vi chống người thi hành công vụ, khám phương tiện vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
(4) Trường hợp tập trung đông người chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp vận động, thuyết phục đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng nhằm giải tán đám đông; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập, bắt giữ đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục.
(5) Trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.
Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Việc xử lý người có hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
Đối với các vụ án chống người thi hành công vụ, đề nghị Tòa án có thẩm quyền tăng cường tổ chức xét xử lưu động để góp phần phòng ngừa, giáo dục chung.
Ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định 03 nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Lấy phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi chống người thi hành công vụ.
- Thận trọng, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra.
Thực hiện phối hợp, hỗ trợ trong xử lý tình huống khi có hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định về phối hợp, hỗ trợ trong xử lý tình huống khi có hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra như sau:
- Trong trường hợp xảy ra tình trạng tập trung đông người để chống người thi hành công vụ hoặc trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của mình thì người thi hành công vụ đề nghị các đơn vị vũ trang, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phối hợp, hỗ trợ để ngăn chặn, xử lý kịp thời.
- Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành công vụ để kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?