Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự dùng chất kích thích hủy hoại sức khỏe được hưởng chế độ ốm đau không?
- Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự dùng chất kích thích hủy hoại sức khỏe được hưởng chế độ ốm đau không?
- Chế độ đối với người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bị ốm đau được quy định ra sao?
- Kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau được quy định ra sao?
Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự dùng chất kích thích hủy hoại sức khỏe được hưởng chế độ ốm đau không?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn hoặc chết
1. Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự (kể cả đối tượng là người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước), thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) nếu bị ốm đau, tai nạn hoặc chết trong thời gian tập trung huấn luyện, thì được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động, tử tuất theo quy định của pháp luật về lao động, BHXH, BHYT và an toàn, vệ sinh lao động (thời gian tính từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành, về đến nơi cư trú hoặc từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi bị tai nạn lao động hoặc chết).
Trường hợp vì lý do dùng chất kích thích hủy hoại sức khỏe hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật thì không được hưởng chế độ tại khoản 1 Điều này.
...
Đối chiếu quy định trên, người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự (kể cả đối tượng là người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước), thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) nếu bị ốm đau trong thời gian tập trung huấn luyện, thì được hưởng chế độ về ốm đau theo quy định của pháp luật về lao động, BHXH, BHYT và an toàn, vệ sinh lao động (thời gian tính từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành, về đến nơi cư trú hoặc từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi bị tai nạn lao động hoặc chết).
Trường hợp vì lý do dùng chất kích thích hủy hoại sức khỏe hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật thì không được hưởng chế độ tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự dùng chất kích thích hủy hoại sức khỏe thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự (Hình từ Internet)
Chế độ đối với người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bị ốm đau được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn hoặc chết
...
3. Chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bị ốm đau, tai nạn, hoặc chết được hưởng chế độ:
a) Bị ốm đau:
Trong thời gian huy động huấn luyện, làm nhiệm vụ thì được thanh toán tiền khám, chữa bệnh như quy định đối với người tham gia đóng BHXH;
Đến khi hết thời gian huy động làm nhiệm vụ mà điều trị bệnh chưa khỏi phải tiếp tục điều trị bệnh: Nếu phải điều trị thêm 15 ngày thì được thanh toán 50% số tiền chi phí điều trị và 30% của 15 ngày kế tiếp, tổng thời gian được hưởng không quá 30 ngày.
...
Theo đó, chế độ đối với người tham gia lực lượng phòng thủ dân sự không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bị ốm đau như sau:
Trong thời gian huy động huấn luyện, làm nhiệm vụ thì được thanh toán tiền khám, chữa bệnh như quy định đối với người tham gia đóng BHXH;
Đến khi hết thời gian huy động làm nhiệm vụ mà điều trị bệnh chưa khỏi phải tiếp tục điều trị bệnh: Nếu phải điều trị thêm 15 ngày thì được thanh toán 50% số tiền chi phí điều trị và 30% của 15 ngày kế tiếp, tổng thời gian được hưởng không quá 30 ngày.
Kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau được quy định ra sao?
Theo khoản 4 Điều 36 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bị ốm đau, tai nạn hoặc chết
...
4. Kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau, tai nạn hoặc chết:
a) Đối với người không tham gia BHXH, BHYT do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) Đối với người có tham gia đóng BHXH, BHYT thì tiền khám chữa bệnh do quỹ BHYT chi trả; người có tham gia đóng BHXH thì chế độ tử tuất và chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ BHXH chi trả.
5. Cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền bị tai nạn, thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.
Theo đó, kinh phí chi trả các chế độ khi bị ốm đau như sau:
- Đối với người không tham gia BHXH, BHYT do ngân sách nhà nước bảo đảm;
- Đối với người có tham gia đóng BHXH, BHYT thì tiền khám chữa bệnh do quỹ BHYT chi trả; người có tham gia đóng BHXH thì chế độ tử tuất và chế độ trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ BHXH chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?