Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì được hưởng trợ cấp thế nào?
- Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì được hưởng chế độ gì?
- Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì được hưởng trợ cấp thế nào?
- Thủ tục giải quyết trợ cấp cho người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe được thực hiện thế nào?
Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì được hưởng chế độ gì?
Chế độ mà người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe được hưởng quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2006/NĐ-CP như sau:
Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khôi phục danh dự, đền bù thiệt hại về tài sản; thực hiện chế độ trợ cấp đối với người bị thiệt hại về tính mạng và sức khỏe.
2. Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe thì bản thân hoặc gia đình người đó được hưởng chế độ ưu đãi người có công và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì bản thân người đó được hưởng chế độ ưu đãi người có công và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia (Hình từ Internet)
Người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì được hưởng trợ cấp thế nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 16/2006/NĐ-CP, người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe thì được hưởng trợ cấp gồm:
(1) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
(2) Trường hợp thu nhập thực tế của người bị thiệt hại do bị thương, thiệt hại về sức khỏe bị mất, giảm sút, không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để trợ cấp.
Thủ tục giải quyết trợ cấp cho người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 16/2006/NĐ-CP, thủ tục giải quyết trợ cấp cho người tham gia bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích xuất sắc mà bị thiệt hại về sức khỏe được thực hiện như sau:
(1) Người bị thiệt hại về sức khỏe do tham gia bảo vệ an ninh quốc gia hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đề nghị trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi mình cư trú, đề nghị được trợ cấp.
(2) Khi nhận được đề nghị trực tiếp hoặc đơn đề nghị trợ cấp của người bị thiệt hại về sức khỏe hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trong thời hạn chậm nhất sau 15 ngày, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đề nghị hoặc đơn có trách nhiệm giải quyết theo các trường hợp sau:
- Xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định việc trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe do cơ quan mình trực tiếp quản lý.
- Chuyển đề nghị hoặc đơn và các tài liệu có liên quan khác (nếu có) cho cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi quản lý người bị thiệt hại về sức khỏe để xem xét, quyết định việc trợ cấp.
- Xem xét, kết luận và kiến nghị ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi người bị thiệt hại sức khỏe cư trú để xem xét, quyết định đền bù thiệt hại (trong các trường hợp người bị thiệt hại về sức khỏe không do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quản lý).
- Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nhận đơn đề nghị có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị trợ cấp biết việc xử lý theo quy định. Nếu xét thấy không đủ cơ sở để tiến hành việc trợ cấp cho người bị thiệt hại thì phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người bị thiệt hại đó biết.
(3) Trường hợp mức trợ cấp cho người bị thiệt hại về sức khỏe từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên thì Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm quyết định việc trợ cấp thành lập Hội đồng Tư vấn để xem xét, quyết định việc trợ cấp.
Người bị thiệt hại về sức khoẻ và người đại diện hợp pháp của họ được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng Tư vấn để phát biểu ý kiến; ý kiến của những người này được ghi vào biên bản.
Hội đồng Tư vấn có nhiệm vụ đánh giá mức độ tổn hại về sức khoẻ.
Đánh giá thiệt hại căn cứ vào kết luận giám định pháp y, kết luận giám định pháp y tâm thần, kết luận giám định thương tật, các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn thương tật để đánh giá thiệt hại và kiến nghị mức trợ cấp.
Hội đồng Tư vấn thảo luận và kết luận theo đa số; biên bản họp Hội đồng Tư vấn là tài liệu để Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền theo quy định quyết định mức trợ cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 25 năm 2025 là bao nhiêu? Không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy phạt bao nhiêu?
- Ai có trách nhiệm thực hiện Báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước? Nội dung báo cáo gồm những gì?
- Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Hồ sơ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa mới nhất bao gồm những gì theo quy định?
- Tài khoản đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia qua địa chỉ csdl dichvucong gov vn để cập nhật và công khai dữ liệu thủ tục hành chính?