Người tập sự hành nghề luật sư có tranh chấp với luật sư hướng dẫn thì có được phép thay đổi nơi tập sự hành nghề luật sư không?
- Người tập sự hành nghề luật sư là gì?
- Người tập sự hành nghề luật sư có những quyền lợi gì?
- Người tập sự hành nghề luật sư có những nghĩa vụ gì?
- Người tập sự hành nghề luật sư được phép thay đổi nơi tập sự trong những trường hợp nào?
- Người tập sự hành nghề luật sư có tranh chấp với luật sư hướng dẫn thì có được phép thay đổi nơi tập sự hành nghề luật sư không?
Người tập sự hành nghề luật sư là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BTP thì người tập sự hành nghề luật sư là người đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có Bằng cử nhân luật hoặc Bằng thạc sĩ luật;
- Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư tại Việt Nam hoặc Quyết định công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng thuộc trường hợp phải tập sự hành nghề luật sư như:
+ Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án;
+ Kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát;
+ Chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
Thay đổi nơi tập sự hành nghề luật sư
Người tập sự hành nghề luật sư có những quyền lợi gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BTP thì quyền của người tập sự hành nghề luật sư bao gồm:
- Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
- Được hướng dẫn về các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;
- Giúp luật sư hướng dẫn thực hiện các công việc;
- Được tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và luật sư hướng dẫn tạo điều kiện trong quá trình tập sự;
- Đề nghị thay đổi luật sư hướng dẫn và nơi tập sự;
- Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;
- Các quyền khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư 10/2021/TT-BTP và quy định của pháp luật có liên quan.
Người tập sự hành nghề luật sư có những nghĩa vụ gì?
Khoản 2 Điều 12 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định về nghĩa vụ của người tập sự hành nghề luật sư bao gồm:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư;
- Tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, nội quy Đoàn Luật sư, nội quy của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;
- Thực hiện các công việc theo sự phân công của luật sư hướng dẫn;
- Chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về chất lượng công việc mà mình đảm nhận;
- Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 20 giờ trong 01 tuần;
- Lập Sổ nhật ký tập sự, báo cáo quá trình tập sự;
- Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư 10/2021/TT-BTP và quy định của pháp luật có liên quan.
Người tập sự hành nghề luật sư được phép thay đổi nơi tập sự trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BTP thì người tập sự hành nghề luật sư thay đổi nơi tập sự khi thuộc trường hợp:
- Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự tạm ngừng hoặc;
- Chấm dứt hoạt động theo quy định của Luật Luật sư hoặc;
- Không còn luật sư khác đủ điều kiện hướng dẫn hoặc;
- Thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
Người tập sự hành nghề luật sư có tranh chấp với luật sư hướng dẫn thì có được phép thay đổi nơi tập sự hành nghề luật sư không?
Khi người tập sự hành nghề luật sư thuộc trường hợp được phép thay đổi nơi tập sự thì phải thực hiện những việc được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BTP như sau:
- Người tập sự thay đổi nơi tập sự từ tổ chức hành nghề luật sư này sang tổ chức hành nghề luật sư khác trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải báo cáo bằng văn bản về việc thay đổi đó cho Đoàn Luật sư nơi đăng ký tập sự. Báo cáo phải có nhận xét và chữ ký của luật sư hướng dẫn, xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nơi đã tập sự và tổ chức hành nghề luật sư nơi chuyển đến.
- Người tập sự thay đổi nơi tập sự sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải có văn bản đề nghị rút tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn Luật sư nơi đã đăng ký; đăng ký tập sự tại Đoàn Luật sư nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình chuyển đến kèm theo báo cáo quá trình tập sự.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người tập sự, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư ra quyết định thay đổi nơi tập sự hoặc cho rút tên khỏi danh sách người tập sự. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho tổ chức hành nghề luật sư nơi đã tập sự, tổ chức hành nghề luật sư nơi chuyển đến, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Sở Tư pháp nơi có trụ sở của Đoàn Luật sư.
- Người tập sự thay đổi nơi tập sự thì thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các tổ chức hành nghề luật sư nếu thời gian tập sự tại mỗi tổ chức hành nghề luật sư ít nhất là 02 tháng và phải có xác nhận bằng văn bản của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, nhận xét bằng văn bản của luật sư hướng dẫn về quá trình tập sự tại tổ chức đó. Trong trường hợp quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi, người tập sự không thực hiện thủ tục thay đổi nơi tập sự hành nghề luật sư thì phải tạm ngừng hoặc chấm dứt việc tập sự.
Như vậy, trong trường hợp người tập sự hành nghề luật sư có tranh chấp với luật sư hướng dẫn thì họ không được phép thay đổi nơi tập sự hành nghề luật sư.
Tải về mẫu giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?