Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước thì bị xử phạt thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cho tôi hỏi người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước thì bị xử phạt thế nào? Câu hỏi của anh Thanh Hoàng ở Đồng Nai.

Việc bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Tài nguyên nước 2012 về bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác như sau:

Bảo vệ chất lượng nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động khác
1. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hóa chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không được gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác không được xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước; trường hợp sử dụng hóa chất độc hại thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn, không được để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích giao thông vận tải thuỷ, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học và các mục đích khác không được gây ô nhiễm nguồn nước.

Theo quy định trên, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không được gây ô nhiễm nguồn nước.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (Hình từ Internet)

Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước thì bị xử phạt thế nào?

Theo khoản 2, khoản 8 Điều 23 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước như sau:

Vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hoá chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:

Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Đồng thời người vi phạm còn bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm.

Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước không?

Theo khoản 2 Điều 63 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 29 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường như sau:

Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
...
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
...

Như vậy, người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 15.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt người này.

Thuốc bảo vệ thực vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc bảo vệ thực vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật phải được thu hồi trong các trường hợp nào? Có những biện pháp xử lý thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi nào?
Pháp luật
Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với thuốc thú y thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài thì có được phép đăng ký ở Việt Nam hay không?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bị sửa chữa nội dung thì có thu hồi Giấy chứng nhận không?
Pháp luật
Cá nhân trong nước sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật có được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam không?
Pháp luật
Có phải loại thuốc bảo vệ thực vật nào mà chủ thực vật cho là an toàn đều được sử dụng cho thực vật không?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có quyền nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất hay không?
Pháp luật
Thuốc bảo vệ thực vật có phải mặt hàng được bình ổn giá không? Thực hiện không đúng những biện pháp bình ổn giá bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Chủ cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có cần chứng chỉ hành nghề? Diện tích căn nhà 15m2 có đủ điều kiện mở cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật?
Pháp luật
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam từ 16/01/2023? Bán thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc bảo vệ thực vật
2,225 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc bảo vệ thực vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc bảo vệ thực vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào