Người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải thì bị xử phạt thế nào?
- Người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải thì bị xử phạt thế nào?
- Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải là bao lâu?
Người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 33 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về an toàn, an ninh, trật tự, vệ sinh đối với các hoạt động liên quan đến tàu thuyền như sau:
Vi phạm quy định về an toàn, an ninh, trật tự, vệ sinh đối với các hoạt động liên quan đến tàu thuyền
...
5. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều động tàu thuyền vào, rời cảng biển hoặc cập, rơi cầu cảng mà thuyền trưởng không có mặt ở buồng lái theo quy định;
b) Tiến hành các hoạt động mò, lặn hoặc các công việc khác ngầm dưới nước tại vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải hoặc tiến hành các công việc đó không có báo hiệu cảnh báo theo quy định;
c) Tổ chức thi đấu thể thao hoặc các hoạt động tập trung nhiều phương tiện trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
d) Sử dụng tàu thuyền thể thao, du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải;
đ) Không sử dụng hoặc sử dụng không phù hợp các báo hiệu theo quy định;
e) Tàu thuyền không ghi rõ tên hoặc số hiệu, số IMO, cảng đăng ký, vạch mơn nước theo quy định;
g) Không lắp đặt, duy trì tình trạng kỹ thuật của thiết bị giám sát hành trình của tàu cao tốc hoặc lắp đặt mà không bật thiết bị giám sát hành trình của tàu cao tốc theo quy định.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo cho Cảng vụ hàng hải về sự cố, tai nạn hàng hải do tàu mình gây ra hoặc vi phạm quy định khác về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải;
b) Không trang bị đủ trang thiết bị hàng hải trên tàu thuyền theo quy định hoặc có nhưng không hoạt động, không sử dụng được;
c) Không duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải qua VHF trên kênh đã được thông báo hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác;
d) Không duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động (AIS) theo quy định;
đ) Không duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT) theo quy định;
e) Không duy trì hoạt động của phao vô tuyến định vị vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị phát đáp radar hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn (SART) theo quy định; phao EPIRB không hoạt động hoặc báo hiệu sai lệch dữ liệu, thông tin đã được đăng ký;
...
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Vùng nước cảng biển (Hình từ Internet)
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo quy định trên, người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 10.000.000 đồng nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt người này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng tàu thuyền du lịch hoạt động trong vùng nước cảng biển khi chưa được phép của Cảng vụ hàng hải là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?