Người sử dụng tài liệu mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý được thực hiện theo nguyên tắc như thế nào?
Bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý ban hành kèm theo Quyết định 03/2000/QĐ-VPCP quy định về bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý như sau:
Bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý gồm:
1. Những thông tin có nội dung đã được quy định tại Quyết định số 338/TTg, ngày 29 tháng 6 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật Nhà nước của Văn phòng Chính phủ và các văn bản, tài liệu có độ mật (gọi chung là tài liệu mật) của các cơ quan ở Trung ương và địa phương gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ.
2. Danh mục bí mật Nhà nước độ "tuyệt mật", "Tối mật", "Mật" của Văn phòng Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định và phê duyệt.
3. Những thông tin về chủ trương, chính sách, biện pháp điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang còn trong quá trình thảo luận, xử lý, các dự thảo văn bản khi chưa được ban hành.
4. Bút tích của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ xử lý công việc hàng ngày ghi trên phiếu trình, công văn, tài liệu thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý gồm:
- Những thông tin có nội dung đã được quy định;
- Danh mục bí mật Nhà nước độ "tuyệt mật", "Tối mật", "Mật" của Văn phòng Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định và phê duyệt;
- Những thông tin về chủ trương, chính sách, biện pháp điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang còn trong quá trình thảo luận, xử lý, các dự thảo văn bản khi chưa được ban hành;
- Bút tích của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ xử lý công việc hàng ngày ghi trên phiếu trình, công văn, tài liệu thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý.
Văn phòng Chính phủ (Hình từ Internet)
Cơ quan nào quản lý các tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý ban hành kèm theo Quyết định 03/2000/QĐ-VPCP, có quy định về địa điểm phương tiện vật dụng thuộc phạm vi bí mật Nhà nước như sau:
Địa điểm, phương tiện, vật dụng thuộc phạm vi bí mật Nhà nước
1. Vụ Hành chính quản lý các tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ tại Điều 3 của Quy chế này.
2. Vụ Tổng hợp, Cục Quản trị I và Cục Hành chính - Quản trị II phải báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định về việc cho phép được sử dụng những phương tiện, vật dụng thuộc bí mật Nhà nước do Văn phòng Chính phủ quản lý vào việc phục vụ các hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ.
3. Trung tâm Tin học phải báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định về việc cho phép được sử dụng những phương tiện, trang thiết bị tin học vào các công việc liên quan bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý.
4. Trung tâm Thông tin và Báo chí phải báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định về việc cho phép được sử dụng những thông tin, tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý sử dụng vào việc phục vụ công tác thông tin, báo chí.
Theo quy định trên thì vụ Hành chính quản lý các tài liệu mật thuộc Văn phòng Chính phủ.
Người sử dụng tài liệu mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý được thực hiện theo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước thuộc văn phòng chính phủ quản lý ban hành kèm theo Quyết định 03/2000/QĐ-VPCP quy định về phổ biến lưu hành nghiên cứu sử dụng tài liệu mật như sau:
Phổ biến, lưu hành, nghiên cứu, sử dụng tài liệu mật
Việc phổ biến, lưu hành, nghiên cứu, sử dụng thông tin, tài liệu mật được thực hiện theo nguyên tắc:
1. Đúng phạm vi, đối tượng, địa chỉ quy định;
2. Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim tài liệu bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý sau khi được phép của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Việc quản lý, sử dụng các băng ghi âm, ghi hình, phim, ảnh có độ mật phải được bảo vệ như chế độ quản lý tài liệu mật.
3. Người đến Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, sử dụng tài liệu mật phải tuân thủ các quy định về quản lý bí mật Nhà nước. Người thuộc các cơ quan khác đến nghiên cứu, sao chụp tài liệu mật của Văn phòng Chính phủ quản lý, phải có giấy giới thiệu của cơ quan ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung tìm hiểu và phải được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho phép. Cán bộ của Văn phòng Chính phủ muốn nghiên cứu, sao chụp hồ sơ, tài liệu mật phải được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho phép.
4. Người được Văn phòng Chính phủ giao nhiệm vụ phổ biến, cung cấp tài liệu mật cho người đến nghiên cứu tài liệu mật phải thực hiện đúng các quy định về quản lý bảo vệ bí mật Nhà nước vủa Văn phòng Chính phủ đã nêu ở Quy chế này.
5. Việc nghiên cứu, sao chụp hồ sơ tài liệu lưu trữ có độ mật chỉ được thực hiện tại Phòng Lưu trữ (Vụ Hành chính) Văn phòng Chính phủ.
Như vậy, người sử dụng tài liệu mật Nhà nước thuốc Văn phòng Chính phủ quản lý được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Đúng phạm vi, đối tượng, địa chỉ quy định;
- Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim tài liệu bí mật Nhà nước thuộc Văn phòng Chính phủ quản lý sau khi được phép của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, việc quản lý, sử dụng các băng ghi âm, ghi hình, phim, ảnh có độ mật phải được bảo vệ như chế độ quản lý tài liệu mật;
- Người đến Văn phòng Chính phủ sử dụng tài liệu mật phải tuân thủ các quy định về quản lý bí mật Nhà nước;
- Người được Văn phòng Chính phủ giao nhiệm vụ phổ biến, cung cấp tài liệu mật cho người đến nghiên cứu tài liệu mật phải thực hiện đúng các quy định về quản lý bảo vệ bí mật Nhà nước vủa Văn phòng Chính phủ đã nêu ở Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?