Người sử dụng lao động phải công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở trước ngày 15/01 hằng năm đúng không?
- Người sử dụng lao động phải công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở trước ngày 15/01 hằng năm đúng không?
- Nội dung công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của người sử dụng lao động gồm những thông tin gì?
- Người sử dụng lao động có phải mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở không?
Người sử dụng lao động phải công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở trước ngày 15/01 hằng năm đúng không?
Thời hạn công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm, đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở cho người lao động biết Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
b) Thông tin công bố phải được niêm yết công khai tại trụ sở của cơ sở và cấp tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban (đối với các tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban có xảy ra tai nạn lao động), tại hội nghị người lao động hằng năm của doanh nghiệp và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ sở (nếu có).
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn theo quy định sau:
a) Định kỳ 06 tháng, hằng năm đánh giá, công bố tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn. Thông tin phải được công bố trước ngày 10 tháng 7 đối với số liệu 06 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm;
...
Như vậy, theo quy địh thì, định kỳ hằng năm, người sử dụng lao động phải công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở trước ngày ngày 15 tháng 01 năm sau đối với số liệu cả năm.
Người sử dụng lao động phải công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở trước ngày 15/01 hằng năm đúng không? (Hình từ Internet)
Nội dung công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của người sử dụng lao động gồm những thông tin gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH quy định, nội dung công bố tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của người sử dụng lao động bao gồm:
(1) Số vụ tai nạn lao động, số vụ tai nạn lao động chết người;
(2) Số người bị tai nạn lao động, số người bị chết do tai nạn lao động;
(3) Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn;
(4) Thiệt hại do tai nạn lao động, bao gồm:
- Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động;
- Các khoản chi về y tế, trả lương trong thời gian điều trị, bồi thường, trợ cấp, chi phí khác;
- Thiệt hại tài sản;
(5) Sự biến động (về số lượng, tỷ lệ) các số liệu thống kê quy định tại các mục (1), (2), (3), (4) nêu trên so với cùng thời kỳ hoặc giai đoạn báo cáo;
Phân tích nguyên nhân biến động và hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (bao gồm phân tích về kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động và việc thực hiện kế hoạch).
Người sử dụng lao động có phải mở sổ thống kê tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở không?
Việc mở sổ thống kê tai nạn lao động được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp thông tin tai nạn lao động
1. Trách nhiệm thu thập, lưu trữ thông tin tai nạn lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở sổ thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn; mở sổ thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; cập nhật đầy đủ, kịp thời vào phần mềm cơ sở dữ liệu về tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kể từ ngày phần mềm hoạt động; trong đó, xác định yếu tố chính gây chấn thương theo danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
...
Như vậy, theo quy định, người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình và mở sổ thống kê tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BLĐTBXH: TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thuế được cấp riêng hay chung với giấy chứng nhận đăng ký thuế? Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế thế nào?
- Bên mời thầu có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí khác không?
- Chủ đầu tư có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu trong lựa chọn nhà thầu hay không?
- Người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng thi hành án được xem xét loại trừ trách nhiệm trong trường hợp nào?
- Vào dịp Tết Nguyên đán, công ty được thưởng cho người lao động tối đa bao nhiêu tiền theo quy định?