Người sử dụng lao động phải bố trí bao nhiêu người làm công tác y tế đối với cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dưới 300 lao động?
- Người sử dụng lao động phải bố trí bao nhiêu người làm công tác y tế đối với cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dưới 300 lao động?
- Người làm công tác y tế đối với cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dưới 300 người lao động phải có chứng chỉ gì?
- Trường hợp người sử dụng lao động không bố trí được người làm công tác y tế theo quy định thì phải có trách nhiệm gì?
Người sử dụng lao động phải bố trí bao nhiêu người làm công tác y tế đối với cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dưới 300 lao động?
Việc bố trí người làm công tác y tế đối với cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dưới 300 lao động được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
Tổ chức bộ phận y tế
Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
...
Như vậy, theo quy định, người sử dụng lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp trong cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dưới 300 lao động.
Người sử dụng lao động phải bố trí bao nhiêu người làm công tác y tế đối với cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dưới 300 lao động? (Hình từ Internet)
Người làm công tác y tế đối với cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dưới 300 người lao động phải có chứng chỉ gì?
Yêu cầu đối với người làm công tác y tế được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
Tổ chức bộ phận y tế
...
3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;
b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
4. Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
...
Như vậy, theo quy định, người làm công tác y tế đối với cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng dưới 300 lao động phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không bố trí được người làm công tác y tế theo quy định thì phải có trách nhiệm gì?
Trường hợp không bố trí được người làm công tác y tế được quy định tại khoản 5 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
Tổ chức bộ phận y tế
...
4. Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người sử dụng lao động không bố trí được người làm công tác y tế theo quy định thì phải:
(1) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ các năng lực sau:
- Cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định;
- Có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
(2) Thông báo thông tin của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã ký hợp đồng với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?