Người sử dụng lao động phải ban hành quy định về phòng chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động đúng không?
- Người sử dụng lao động phải ban hành quy định về phòng chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động đúng không?
- Sử dụng dưới 10 người lao động thì có cần ban hành quy định về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
- Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm gì?
Người sử dụng lao động phải ban hành quy định về phòng chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động đúng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì người sử dụng lao động phải ban hành quy định về phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động.
Quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;
- Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
- Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
- Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Người sử dụng lao động phải ban hành quy định về phòng chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động đúng không? (Hình từ Internet)
Sử dụng dưới 10 người lao động thì có cần ban hành quy định về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Căn cứ khoản 1 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội quy lao động như sau:
Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn, vệ sinh lao động;
d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
h) Trách nhiệm vật chất;
i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.
...
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
Đồng thời, một trong những nội dung mà nội quy lao động phải có đó là phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Như vậy, mặc dù trong trường hợp sử dụng dưới 10 người lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải ban hành quy định về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục được quy định tại Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;
c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
2. Người lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;
c) Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
...
Như vậy, khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Thông tư 28 về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục? Tải Thông tư 28 năm 2024 pdf?
- Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng phế liệu sắt thép gang nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 15 sở sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn theo Công văn 24?
- Hướng dẫn cách xem camera giao thông TP. Hồ Chí Minh trực tiếp: Tránh kẹt xe, ngập nước chính xác?
- Nghị định thay thế Nghị định 15? Nghị định 15 còn hiệu lực không? Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất?