Người sử dụng lao động hay người lao động sẽ phải chi trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân?
- Người sử dụng lao động hay người lao động sẽ phải chi trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân?
- Người sử dụng lao động phải căn cứ vào đâu để lập kế hoạch mua sắm, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động?
- Người thử việc có được áp dụng chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động hay không?
Người sử dụng lao động hay người lao động sẽ phải chi trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:
Nguyên tắc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.
2. Người sử dụng lao động lập danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Ngoài việc lập danh mục quy định tại khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động chủ động xây dựng danh mục và trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Các nghề, công việc chưa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này mà người sử dụng lao động xét thấy có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động.
b) Các nghề, công việc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này nhưng cần bổ sung danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo đảm ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong môi trường lao động.
4. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề, công việc cụ thể tại cơ sở của mình, khuyến nghị của nhà sản xuất đối với từng loại phương tiện bảo vệ cá nhân để quyết định thời hạn sử dụng, số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với tính chất công việc và chất lượng của phương tiện bảo vệ cá nhân.
5. Tùy theo yêu cầu cụ thể, người sử dụng lao động trang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết cho người đến thanh tra, kiểm tra, thăm quan, học tập để sử dụng trong thời gian thanh tra, kiểm tra, thăm quan, học tập.
6. Người lao động không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động sẽ không phải trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
Bên cạnh đó, người lao động còn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung mới hoặc thay đổi loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Do đó, người sử dụng lao động sẽ phải là người chi trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Người sử dụng lao động hay người lao động sẽ phải chi trả tiền về việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân? (Hình từ Internet).
Người sử dụng lao động phải căn cứ vào đâu để lập kế hoạch mua sắm, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Căn cứ vào quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân được ban hành tại Thông tư này và thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được quyết định, hằng năm, người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để lập kế hoạch mua sắm (bao gồm cả dự phòng), trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
2. Kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi trang cấp, trong quá trình sử dụng. Trường hợp cấp phát cho người đại diện ở tổ đội, phân xưởng nơi người lao động làm việc thì phải tổ chức kiểm tra, giám sát việc giao nhận phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động sẽ phải căn cứ vào quy định về trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân và thời hạn sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.
Theo đó, người sử dụng lao động tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để lập kế hoạch mua sắm, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.
Người thử việc có được áp dụng chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động hay không?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng áp dụng trong chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động được quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong tao động.
Theo quy định này, các đối tượng được áp dụng các chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động là:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận;
Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong tao động.
Như vậy, người thử việc là một trong các đối tượng được áp dụng chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?