Người sử dụng lao động có quyền dồn ngày nghỉ hàng tuần để người lao động nghỉ liên tục 4 ngày trong một tháng hay không?
- Người sử dụng lao động có quyền dồn ngày nghỉ hàng tuần để người lao động nghỉ liên tục 4 ngày trong một tháng hay không?
- Người sử dụng lao động tự ý dồn ngày nghỉ hàng tuần thành 4 ngày nghỉ liên tục thì có bị xử phạt hành chính không?
- Người lao động được trả lương như thế nào nếu đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần?
Người sử dụng lao động có quyền dồn ngày nghỉ hàng tuần để người lao động nghỉ liên tục 4 ngày trong một tháng hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo quy định, mỗi tuần người lao động phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục (01 ngày).
Như vậy, người sử dụng lao động không được phép dồn ngày nghỉ hằng tuần để người lao động nghỉ 4 ngày liên tục trong một tháng mà phải bố trí cho người lao động mỗi tuần được nghỉ 01 ngày mới đúng theo tinh thần của quy định pháp luật.
Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền dồn ngày nghỉ hàng tuần để người lao động nghỉ liên tục 4 ngày trong một tháng hay không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động tự ý dồn ngày nghỉ hàng tuần thành 4 ngày nghỉ liên tục thì có bị xử phạt hành chính không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
...
Như vậy, đối với hành vi tự ý dồn ngày nghỉ hàng tuần thành 4 ngày nghỉ liên tục thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi vi phạm, đối với tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp đôi cá nhân. (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)
Mức phạt tiền cụ thể đối người sử dụng lao động tự ý dồn ngày nghỉ hàng tuần thành 4 ngày nghỉ liên tục như sau:
- Người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Người lao động được trả lương như thế nào nếu đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, trong trường hợp người lao động được bố trí làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động sẽ được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?