Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bị kỷ luật cảnh cáo thì có bị miễn nhiệm không?
- Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bị kỷ luật cảnh cáo thì có bị miễn nhiệm không?
- Thủ tục xem xét miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như thế nào?
- Người quản lý doanh nghiệp sau khi miễn nhiệm có được bố trí công tác phù hợp với năng lực chuyên môn hay không?
Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bị kỷ luật cảnh cáo thì có bị miễn nhiệm không?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về việc miễn nhiệm như sau:
Miễn nhiệm
1. Miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp
a) Việc miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp được thực hiện một trong các trường hợp sau đây:
- Không đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
- Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm pháp luật bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
+ Bị cấp có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức kỷ luật cách chức.
- Không đủ năng lực, trình độ, uy tín để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Trong 01 nhiệm kỳ hoặc trong 02 nhiệm kỳ liên tiếp bị 02 lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;
+ Để tổ chức, đơn vị được giao phụ trách mất đoàn kết hoặc làm tổ chức, đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cấp có thẩm quyền;
+ Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức hoặc vi phạm quy định về những việc đảng viên không được làm đối với người quản lý là đảng viên.
- Có đơn xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
b) Việc miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp không chờ đến hết thời hạn giữ chức vụ được bổ nhiệm hoặc chờ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
...
Như vậy, trường hợp người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu vi phạm pháp luật bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế thì bị miễn nhiệm.
Người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu bị kỷ luật cảnh cáo thì có bị miễn nhiệm không? (Hình từ Interent)
Thủ tục xem xét miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về việc miễn nhiệm như sau:
Miễn nhiệm
1. Miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp
...
c) Thủ tục xem xét miễn nhiệm
- Hội đồng thành viên chỉ đạo cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất phương án miễn nhiệm.
- Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gặp trực tiếp nhân sự đang xem xét miễn nhiệm để thông báo và nghe ý kiến của nhân sự.
- Hội đồng thành viên, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất về việc miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp.
- Hội đồng thành viên trình Chủ sở hữu xem xét, quyết định.
- Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, Hội đồng thành viên trình Chủ sở hữu quyết định nhân sự thay thế.
Như vậy, việc xem xét miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự sau:
(1) Hội đồng thành viên chỉ đạo cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất phương án miễn nhiệm.
(2) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gặp trực tiếp nhân sự đang xem xét miễn nhiệm để thông báo và nghe ý kiến của nhân sự.
(3) Hội đồng thành viên, cấp ủy cùng cấp họp trao đổi và thống nhất về việc miễn nhiệm chức vụ đối với người quản lý doanh nghiệp.
(4) Hội đồng thành viên trình Chủ sở hữu xem xét, quyết định.
(5) Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, Hội đồng thành viên trình Chủ sở hữu quyết định nhân sự thay thế.
Người quản lý doanh nghiệp sau khi miễn nhiệm có được bố trí công tác phù hợp với năng lực chuyên môn hay không?
Căn cứ Điều 27 Quy chế quản lý người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 552/QĐ-BXD năm 2017 quy định về việc bố trí công tác như sau:
Bố trí công tác
Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện sau khi từ chức, miễn nhiệm sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người quản lý doanh nghiệp sau khi miễn nhiệm sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí công tác phù hợp với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?