Người quản lý di sản thừa kế có phải chịu án phí trong vụ án chia di sản thừa kế theo quy định hiện nay hay không?
Người hưởng di sản thừa kế có được đồng thời là người quản lý di sản thừa kế không?
Căn cứ Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người quản lý di sản thừa kế như sau:
Người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Theo quy định thì người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
Như vậy, người hưởng di sản thừa kế có được đồng thời là người quản lý di sản thừa kế.
Người quản lý di sản thừa kế có phải chịu án phí trong vụ án chia di sản thừa kế theo quy định hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Người quản lý di sản thừa kế có được hưởng thù lao quản lý nay không?
Căn cứ Điều 618 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người gìn giữ di sản thừa kế như sau:
Quyền của người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.
Theo đó, người quản lý di sản thừa kế sẽ được hưởng thù lao quản lý theo thỏa thuận với người thừa kế. Bên cạnh đó, người quản lý di sản còn được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.
Người quản lý di sản thừa kế có phải chịu án phí trong vụ án chia di sản thừa kế hay không?
Căn cứ Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH có quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể như sau::
Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể
...
7. Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp, Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;
b) Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:
Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.
Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.
Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.
Căn cứ quy định nêu trên thì tùy từng trường hợp, việc xác định nghĩa vụ chịu án phí của người được hưởng phần tài sản là công sức gìn giữ tôn tạo quyền sử dụng đất được xác định như sau:
(1) Trường hợp người yêu cầu được hưởng công sức gìn giữ tôn tạo quyền sử dụng đất là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc, hoặc thuộc diện được chia tài sản chung thì xác định án phí như sau:
- Nếu yêu cầu được chấp nhận, người đó được hưởng phần công sức gìn giữ tôn tạo quyền sử dụng đất cùng với việc được chia di sản hoặc chia tài sản chung thì phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối di sản thừa kế hoặc trong khối tài sản chung;
- Nếu yêu cầu không được chấp nhận, Tòa án bác yêu cầu hưởng phần công sức gìn giữ tôn tạo quyền sử dụng đất cùng với việc được chia di sản hoặc chia tài sản chung thì không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu hưởng công sức.
(2) Trường hợp người yêu cầu được hưởng công sức gìn giữ tôn tạo quyền sử dụng đất không phải là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc hoặc không thuộc diện được chia tài sản chung (gọi là người thứ ba) thì xác định án phí như sau:
- Nếu yêu cầu của người thứ ba được chấp nhận, Tòa tuyên cho người thứ ba được hưởng phần công sức gìn giữ tôn tạo quyền sử dụng đất trong vụ án chia thừa kế hoặc chia tài sản chung thì người thứ ba không phải chịu án phí.
Những người được thừa kế theo pháp luật, theo di chúc hoặc được chia tài sản chung phải chịu án phí sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà người thứ ba được hưởng trong khối di sản thừa kế hoặc trong khối tài sản chung.
- Nếu yêu cầu của người thứ ba không được chấp nhận thì người thứ ba phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu hưởng phần công sức gìn giữ tôn tạo quyền sử dụng đất trong vụ án chia thừa kế hoặc chia tài sản chung bị Tòa án bác.
Tải về mẫu thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?