Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Giao thông vận tải là ai? Nội dung cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí của Bộ Giao thông vận tải là gì?
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Giao thông vận tải là ai?
Căn cứ vào Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-BGTVT năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ GTVT gồm:
a) Bộ trưởng Bộ GTVT;
b) Chánh Văn phòng Bộ GTVT là Người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí (sau đây gọi là Người phát ngôn);
c) Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GTVT ủy quyền phát ngôn cho người có trách nhiệm thuộc Bộ (sau đây được gọi là Người được ủy quyền phát ngôn) để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được Bộ trưởng giao.
2. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Đường bộ VN gồm:
a) Tổng cục trưởng;
b) Tổng cục trưởng có thể giao Phó Tổng cục trưởng làm Người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí.
3. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Cục thuộc Bộ gồm:
a) Cục trưởng;
b) Cục trưởng có thể giao Phó Cục trưởng làm Người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí.
4. Chỉ những người có thẩm quyền phát ngôn quy định tại khoản 1 Điều này mới được nhân danh Bộ GTVT để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Thông tin do những người này cung cấp là thông tin chính thức về hoạt động của Bộ GTVT.
5. Chánh Văn phòng Bộ, Người được ủy quyền phát ngôn, người được giao trách nhiệm phát ngôn quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 điều này không được ủy quyền phát ngôn tiếp cho người khác; trường hợp không thể thực hiện được việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo để Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ủy quyền cho người khác thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
6. Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email của Người phát ngôn được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan.
7. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định. Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email của người được ủy quyền phát ngôn, văn bản ủy quyền được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT, Trang thông tin của cơ quan, đơn vị trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
8. Thành lập bộ phận giúp việc về công tác truyền thông của Bộ trưởng. Bộ phận giúp việc này làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Giao thông vận tải bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Chánh Văn phòng Bộ Bộ Giao thông vận tải là Người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí (sau đây gọi là Người phát ngôn);
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GTVT ủy quyền phát ngôn cho người có trách nhiệm thuộc Bộ để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được Bộ trưởng giao.
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Giao thông vận tải là ai? (Hình từ Internet)
Nội dung cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí của Bộ Giao thông vận tải là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-BGTVT năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ
1. Hình thức cung cấp thông tin:
a) Tổ chức họp báo;
b) Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử;
c) Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu;
d) Mời các cơ quan thông tấn báo chí tham dự các cuộc họp;
đ) Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn;
e) Đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT, Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; gửi thông tin lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
g) Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.
2. Nội dung cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí:
a) Kế hoạch, chương trình công tác của Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Các hoạt động chủ yếu của Lãnh đạo Bộ;
b) Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và tình hình, kết quả hoạt động của Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GTVT;
c) Quan điểm và ý kiến giải quyết của Lãnh đạo Bộ GTVT đối với các vấn đề quan trọng, được dư luận báo chí và xã hội quan tâm;
d) Các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GTVT và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ khi cần thiết.
3. Việc cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí được thực hiện như sau:
a) ít nhất 03 tháng một lần, Bộ GTVT tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí do Lãnh đạo Bộ chủ trì;
b) Bộ GTVT, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thường xuyên cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan mình theo quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
c) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử Chính phủ theo quy định hiện hành;
d) Trong trường hợp cần thiết, Bộ GTVT, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ mời các cơ quan thông tấn báo chí tham dự các cuộc họp để cung cấp thông tin;
đ) Bộ GTVT, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi lĩnh vực phụ trách của mình phát hành thông cáo báo chí định kỳ hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc họp giao ban do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức và tại các buổi họp báo Chính phủ thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức;
e) Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm trả lời phỏng vấn liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
Như vậy, nội dung cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí của Bộ Giao thông vận tải bao gồm:
- Kế hoạch, chương trình công tác của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Các hoạt động chủ yếu của Lãnh đạo Bộ;
- Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và tình hình, kết quả hoạt động của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải;
- Quan điểm và ý kiến giải quyết của Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đối với các vấn đề quan trọng, được dư luận báo chí và xã hội quan tâm;
- Các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ khi cần thiết.
Bộ Giao thông vận tải phải phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp đột xuất nào?
Căn cứ vào Điều 6 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-BGTVT năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Bộ Giao thông vận tải phải phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí phải kịp thời, chính xác trong trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
(1) Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT thì Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận; thông tin về quan điểm và cách xử lý của Bộ GTVT đối với các sự kiện, vấn đề đó.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của Bộ GTVT thì Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn (đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thì Thủ trưởng hoặc Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn) có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra.
(2) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn và cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GTVT được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại khoản 1 Điều này.
(3) Ngay sau các cuộc họp do Lãnh đạo Bộ chủ trì có nội dung liên quan đến những vấn đề được dư luận quan tâm, đơn vị được giao chủ trì chuẩn bị nội dung cuộc họp có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Bộ xây dựng dự thảo thông cáo báo chí trình Lãnh đạo Bộ chủ trì cuộc họp phê duyệt ban hành để chủ động trong công tác truyền thông và định hướng dư luận.
(4) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thông tin sai sự thật thuộc lĩnh vực do Bộ GTVT quản lý, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
(5) Trường hợp nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, Bộ trưởng Bộ GTVT, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết trong thời hạn quy định tại Luật Báo chí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?