Người phát ngôn của Ủy ban Dân tộc phải phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường nào?
- Những thông tin nào của Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc phải được công bố?
- Người phát ngôn của Ủy ban Dân tộc phải phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường gì?
- Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất, bất thường được thực hiện thông qua hình thức nào?
Những thông tin nào của Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc phải được công bố?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 543/QĐ-UBDT năm 2021 quy định về người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc như sau:
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc
1. Người phát ngôn và cung cấp thông tin chính thức cho báo chí của Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi là Người phát ngôn) gồm:
a) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
b) Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm phụ trách công tác tuyên truyền.
c) Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí.
Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email của Người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc.
d) Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ủy quyền cho người có trách nhiệm của cơ quan thực hiện phát ngôn (sau đây gọi là Người được ủy quyền phát ngôn) cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao. Việc ủy quyền phát ngôn phải được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Như vậy, theo quy định thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email của Người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc.
Những thông tin nào của Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc phải được công bố? (Hình từ Internet)
Người phát ngôn của Ủy ban Dân tộc phải phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 543/QĐ-UBDT năm 2021 quy định về việc phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường như sau:
Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
1. Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
a) Khi thấy cần thiết phải thông tin trên báo chí về sự kiện, vấn đề quan trọng, gây tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội đối với sự kiện, vấn đề đó.
Trường hợp xảy ra sự kiện cần có ngay ý kiến ban đầu của Ủy ban Dân tộc để định hướng thông tin, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 01 ngày, kể từ khi sự kiện xảy ra.
b) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn và cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc đã được nêu trên báo chí.
c) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thông tin sai sự thật thuộc lĩnh vực do Ủy ban Dân tộc quản lý, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, Người phát ngôn ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
(1) Khi thấy cần thiết phải thông tin trên báo chí về sự kiện, vấn đề quan trọng, gây tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội đối với sự kiện, vấn đề đó.
Trường hợp xảy ra sự kiện cần có ngay ý kiến ban đầu của Ủy ban Dân tộc để định hướng thông tin, Người phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 01 ngày, kể từ khi sự kiện xảy ra.
(2) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn và cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc đã được nêu trên báo chí.
(3) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thông tin sai sự thật thuộc lĩnh vực do Ủy ban Dân tộc quản lý, Người phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất, bất thường được thực hiện thông qua hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 543/QĐ-UBDT năm 2021 quy định về việc phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường như sau:
Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
....
c) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thông tin sai sự thật thuộc lĩnh vực do Ủy ban Dân tộc quản lý, Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
2. Việc tổ chức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất, bất thường được thực hiện thông qua một hoặc một số hình thức sau:
a) Thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc.
b) Tổ chức họp báo.
c) Thông tin bằng văn bản hoặc trả lời phỏng vấn cho cơ quan báo chí.
Như vậy, việc tổ chức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất, bất thường được thực hiện thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
(1) Thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc.
(2) Tổ chức họp báo.
(3) Thông tin bằng văn bản hoặc trả lời phỏng vấn cho cơ quan báo chí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng có mấy chữ số? Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề?
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?