Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có bắt buộc là Cục trưởng?
- Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có bắt buộc là Cục trưởng?
- Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có được ủy quyền tiếp cho người khác không?
- Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có quyền, trách nhiệm gì?
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có bắt buộc là Cục trưởng?
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương được căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
...
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục thuộc Bộ và Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh bao gồm:
a) Tổng cục trưởng, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh;
b) Trường hợp Tổng cục trưởng, Cục trưởng không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó là người được giao phụ trách cơ quan thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
...
Căn cứ trên quy định Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
- Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương;
- Trường hợp Cục trưởng không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó là người được giao phụ trách cơ quan thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Như vậy, Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương không bắt buộc phải là Cục trưởng.
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có bắt buộc là Cục trưởng? (Hình từ Internet)
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có được ủy quyền tiếp cho người khác không?
Việc ủy quyền phát ngôn được căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
...
4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục thuộc Bộ và Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh quy định tại Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Khi thực hiện ủy quyền thì họ, tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của Người được ủy quyền phát ngôn và văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Tổng cục, Cục trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
...
Theo đó, Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có quyền, trách nhiệm gì?
Người phát ngôn của Cục Thi hành án dân sự thành phố trực thuộc trung ương có quyền, trách nhiệm được căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
- Được nhân danh đơn vị để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý của đơn vị theo quy định của Quy chế này;
- Được nhân danh Bộ Tư pháp để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí khi được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ủy quyền;
- Đề nghị các đơn vị, cá nhân có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Hệ thống Thi hành án dân sự phối hợp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định tại khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 5 của Quy chế này để trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật;
- Từ chối cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 6 Quy chế này;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
- Yêu cầu cơ quan báo chí phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật khi có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí đăng tải thông tin sai sự thật về các hoạt động và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?