Người phát ngôn Bộ Tư pháp là ai? Thông tin cá nhân của Người phát ngôn phải được công bố cho ai biết?
Người phát ngôn Bộ Tư pháp là ai?
Người phát ngôn Bộ Tư pháp được căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
b) Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp là Người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Người phát ngôn của Bộ Tư pháp);
c) Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc Bộ thực hiện phát ngôn (sau đây gọi là Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp) hoặc phối hợp cùng Người phát ngôn của Bộ Tư pháp để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục thuộc Bộ và Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh bao gồm:
...
Theo quy định nêu trên thì Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp là Người phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Người phát ngôn Bộ Tư pháp).
Thông tin cá nhân của Người phát ngôn Bộ Tư pháp phải được công bố cho ai biết?
Việc công bố thông tin cá nhân của Người phát ngôn Bộ Tư pháp được căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
...
3. Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của Người phát ngôn của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục thuộc Bộ Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cùng cấp và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Tổng cục, Cục.
4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục thuộc Bộ và Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh quy định tại Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
Khi thực hiện ủy quyền thì họ, tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của Người được ủy quyền phát ngôn và văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Tổng cục, Cục trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.
5. Cá nhân các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật nhưng không được nhân danh Bộ Tư pháp và đơn vị mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.
Căn cứ trên quy định họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của Người phát ngôn Bộ Tư pháp được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí cùng cấp và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của Tổng cục, Cục.
Lưu ý: Người phát ngôn Bộ Tư pháp không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Người phát ngôn Bộ Tư pháp cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí tại Bộ Tư pháp về các nội dung chủ yếu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 27/QĐ-BTP năm 2018, Người phát ngôn Bộ Tư pháp cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí tại Bộ Tư pháp về các nội dung chủ yếu sau:
- Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Thông tư 07/2021/TT-BTP (thay thế Thông tư 12/2013/TT-BTP - Hết hiệu lực từ 01/01/2022);
- Các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp;
- Tình hình và kết quả hoạt động của Bộ Tư pháp trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp;
- Kế hoạch, chương trình công tác của Bộ Tư pháp;
- Các nội dung khác liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?