Người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bị tử hình không? Các khung hình phạt và tình tiết định khung của tội này?
- Các khung hình phạt và tình tiết định khung của tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là gì? Người phạm tội có bị tử hình không?
- Người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt tù bao nhiêu năm thì có thể được hưởng án treo?
- Các tình tiết tăng nặng khi xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
Các khung hình phạt và tình tiết định khung của tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là gì? Người phạm tội có bị tử hình không?
Căn cứ Điều 221 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm đ khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về các khung hình phạt và tình tiết định khung của tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng gồm:
Khung hình phạt 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm:
- Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
- Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
- Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
- Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán 2015;
- Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
Người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có một trong các tình tiết định khung sau:
- Vì vụ lợi;
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:
Người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người phạm tội sẽ không bị tử hình do hình phạt cao nhất đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là 20 năm tù giam.
Người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bị tử hình không? Các khung hình phạt và tình tiết định khung của tội này? (Hình từ Internet)
Người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt tù bao nhiêu năm thì có thể được hưởng án treo?
Căn cứ khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về án treo như sau:
Án treo
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
...
Như vậy, người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt tù không quá 03 năm thì có thể được hưởng án treo.
Tuy nhiên, để được hưởng án treo thì người phạm tội phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP.
Tòa án xét xử sẽ quyết định về việc cho người phạm tội hưởng án treo theo quy định.
Các tình tiết tăng nặng khi xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng bao gồm:
(1) Phạm tội có tổ chức;
(2) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
(3) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
(4) Phạm tội có tính chất côn đồ;
(5) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
(6) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
(7) Phạm tội 02 lần trở lên;
(8) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
(9) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
(10) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
(11) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
(12) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
(13) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
(14) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
(15) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Lưu ý: Các tình tiết đã được Bộ luật Hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?