Người phạm tội tham ô tài sản bị lãnh án tử hình khi gây thiệt hại về tài sản có giá trị bao nhiêu? Có tịch thu tài sản của người phạm tội?
Người phạm tội tham ô tài sản bị lãnh án tử hình khi gây thiệt hại về tài sản có giá trị bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 thì tham ô tài sản được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tham ô tài sản như sau:
Tội tham ô tài sản
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Như vậy, người phạm tội tham ô tài sản có thể lãnh án tử hình nếu gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Tuy nhiên, tại Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
Tử hình
...
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Như vậy, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án về tội tham ô tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
- Người đủ 75 tuổi trở lên;
- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Lưu ý: Nếu người phạm tội tham ô tài sản bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Có tịch thu tài sản của người phạm tội tham ô tài sản lãnh án tử hình?
Căn cứ theo Điều 45 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tịch thu tài sản
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.
Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Theo đó, tịch thu tài sản được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng.
Mà tại điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Vì khung hình phạt tử hình là khung hình phạt được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, do đó, người phạm tội tham ô tài sản lãnh án tử hình thì bị Nhà nước tịch thu tài sản.
Người phạm tội tham ô tài sản bị lãnh án tử hình khi chiếm đoạt tài sản có giá trị bao nhiêu? Có tịch thu tài sản của người phạm tội? (hình từ internet)
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội tham ô tài sản
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản trong trường hợp người phạm tội tham ô tài sản bị phạt tù từ 15 năm đến 20 hoặc bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Yêu cầu về trình độ đối với giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số? Quyền và nhiệm vụ của giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số?
- Mẫu thư chúc Tết của Chủ tịch xã? Thư chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ của Chủ tịch xã gửi đến người dân?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bình Thuận mới nhất? Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bình Thuận?
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nguyên giá bao nhiêu thì được xem là tài sản cố định?
- Hướng dẫn cách sử dụng pháo hoa Bộ Quốc phòng năm 2025 chi tiết như thế nào? Các dàn pháo sử dụng ra sao?