Người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thì phải chịu hình phạt gì? Có được đương nhiên xóa án tích không?
- Người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thì phải chịu hình phạt gì?
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân có được đương nhiên xóa án tích không?
Người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thì phải chịu hình phạt gì?
Căn cứ vào Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân như sau:
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
+ Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
+ Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
+ Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bên cạnh đó, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Ngoài ra, phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Lưu ý: Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Hình minh họa)
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ vào Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (Tội giết người) và Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (Tội cướp tài sản).
Nên khi đối tượng này chuẩn bị phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mà thay vào đó thì có thể áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục tại Bộ luật này.
Người phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân có được đương nhiên xóa án tích không?
Căn cứ vào Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về đương nhiên được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Như vậy, do tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân thuộc vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia nên người phạm tội này sẽ không được đương nhiên xóa án tích mà phải xóa án tích theo quyết định của Tòa án quy định tại Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc Tết gia đình 2025 Ất Tỵ? Lời chúc gia đình năm mới 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức ra sao?
- Tại sao không có 30 Tết trong 9 năm tới? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức của CBCCVC và người lao động?
- Mâm cúng giao thừa có gì? Cúng giao thừa trong dịp Tết Nguyên Đán có phải là mê tín dị đoan không?
- Lời chúc tất niên cuối năm hay ý nghĩa, ấn tượng? Tổng hợp lời chúc tất niên công ty cuối năm độc đáo?
- Nhảy việc là gì? Nhảy việc sau Tết là gì? Người lao động nhảy việc sau Tết có cần phải thông báo trước cho công ty không?