Người nước ngoài muốn dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Người nước ngoài muốn dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Người nước ngoài muốn dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng thì cần hồ sơ gì?
- Người nước ngoài muốn dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng thì phải học ở đâu?
- Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật điều kiển xe máy chuyên dùng cho người nước ngoài cho trách nhiệm như thế nào?
Người nước ngoài muốn dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2011/TT-BGTVT, có quy định về điều kiện và hồ sơ dự học bồi dưỡng như sau:
Điều kiện và hồ sơ dự học bồi dưỡng
1. Điều kiện dự học:
a) Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
b) Đủ 18 tuổi trở lên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài muốn dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng thì phải đáp ứng những điều kiện:
- Cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên.
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng (Hình từ Internet)
Người nước ngoài muốn dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng thì cần hồ sơ gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2011/TT-BGTVT, có quy định về điều kiện và hồ sơ dự học bồi dưỡng như sau:
Điều kiện và hồ sơ dự học bồi dưỡng
…
2. Hồ sơ dự học (01 bộ), bao gồm:
a) Đơn đề nghị dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này (bản chính);
b) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (bản photocopy);
c) 03 ảnh màu kích thước 2x3cm chụp không quá 06 tháng, kiểu chứng minh nhân dân.
3. Người học nộp hồ sơ tại cơ sở được phép bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài muốn dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng cần chuẩn bị hồ sơ:
- Đơn đề nghị dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu;
- 03 ảnh màu kích thước 2x3cm chụp không quá 06 tháng.
Người nước ngoài muốn dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng thì phải học ở đâu?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 06/2011/TT-BGTVT, có quy định về cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ như sau:
Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
1. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
2. Cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng có đủ các điều kiện sau đây:
a) Phòng học luật giao thông đường bộ có đủ tài liệu giảng dạy, sa hình và hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ theo quy định;
b) Giáo viên giảng dạy phải có trình độ trung cấp trở lên, có Chứng chỉ sư phạm và giấy phép lái xe ô tô.
Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài muốn dự học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khi điều khiển xe máy chuyên dùng thì học ở những cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật điều kiển xe máy chuyên dùng cho người nước ngoài cho trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 06/2011/TT-BGTVT, có quy định về trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ như sau:
Trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
1. Tuyển sinh và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo chương trình quy định tại Thông tư này.
2. Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ với Sở Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này.
3. Tổ chức kiểm tra, cấp Chứng chỉ cho người học đạt yêu cầu và lập biên bản kết quả kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
4. Quản lý hồ sơ
a) Lập Sổ quản lý cấp Chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này;
b) Lưu trữ hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến công tác đào tạo và cấp Chứng chỉ.
5. Báo cáo công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và cấp Chứng chỉ với Sở Giao thông vận tải theo nội dung sau:
a) Kết quả bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và cấp Chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này;
b) Việc sử dụng phôi Chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này;
c) Thu và sử dụng học phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật điều kiển xe máy chuyên dùng cho người nước ngoài có trách nhiệm như sau:
- Tuyển sinh và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo chương trình quy định;
- Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ với Sở Giao thông vận tải;
- Tổ chức kiểm tra, cấp Chứng chỉ cho người học đạt yêu cầu và lập biên bản kết quả kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
- Quản lý hồ sơ;
- Báo cáo công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và cấp Chứng chỉ với Sở Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể dùng phụ lục hợp đồng lao động để điều chỉnh tăng lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động không?
- Nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước thì ngày đã nộp thuế xác định là ngày nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10685-7:2024 ISO 1927-7:2012 về nguyên tắc vật liệu chịu lửa không định hình ra sao?
- Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07 quy định mẫu hồ sơ báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu thế nào?
- Có tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất đã được thu hồi nhưng chưa hoàn thành việc bồi thường không?