Người nước ngoài gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo hồ sơ, thủ tục như thế nào theo quy định?
Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong bao nhiêu năm?
Căn cứ Luật Nhà ở 2014 quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.
Tại khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 có quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Theo quy định trên thì người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Về thời hạn sử dụng nhà ở, khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hạn sở hữu nhà ở
...
3. Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong vòng 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
Người nước ngoài gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo hồ sơ, thủ tục như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Hồ sơ gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
Theo nội dung quy định khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP nêu trên thì sau khi hết thời hạn sử dụng nhà ở, người nước ngoài được phép gia hạn thời hạn sử dụng nếu có nhu cầu.
Căn cứ Quyết định 705/QĐ-BXD năm 2021 công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế, sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Dựa vào nội dung được quy định theo điểm 2.3 khoản 2 tiểu mục II Mục C Phần II Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 705/QĐ-BXD năm 2021, hồ sơ gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài bao gồm những tài liệu, giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở;
- Bản sao và xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở.
Số lượng hồ sơ: 01
Thủ tục gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài ra sao?
Căn cứ quy định tại điểm 2.1 khoản 2 tiểu mục II Mục C Phần II Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 705/QĐ-BXD năm 2021, thủ tục gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài được thực hiện như sau:
- Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở 03 tháng, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì phải có đơn ghi rõ thời hạn đề nghị gia hạn thêm kèm theo bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đối với nhà ở và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở đó xem xét, giải quyết;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và có văn bản đồng ý gia hạn một lần thời hạn sở hữu nhà ở theo đề nghị của chủ sở hữu nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ khi hết hạn sở hữu nhà ở lần đầu ghi trên Giấy chứng nhận, trừ trường hợp bị buộc xuất cảnh hoặc buộc chấm dứt hoạt động tại Việt Nam;
- Căn cứ văn bản đồng ý gia hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm ghi gia hạn trên Giấy chứng nhận; cơ quan cấp Giấy chứng nhận phải sao một bản Giấy chứng nhận và chuyển cho Sở Xây dựng để theo dõi.
Trong đó:
- Cách thức thực hiện:
Gửi hồ sơ đến UBND tỉnh nơi có nhà ở
- Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ sở hữu.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản đồng ý gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở
- Lệ phí: Không quy định
Như vậy, việc gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài được thực hiệ theo các bước nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?