Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không? Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp ở đâu?
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không?
- Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp ở đâu?
- Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam trong bao lâu?
- Phiếu lý lịch tư pháp được dùng trong những trường hợp nào?
Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
"Điều 7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã."
Theo đó đối tượng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cụ thể như sau:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Như vậy theo quy định trên người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Phiếu lý lịch tư pháp
Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp ở đâu?
Căn cứ Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định:
"Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định."
Như vậy, trong trường hợp bạn của bạn yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp đã cư trú tại Việt Nam thì thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho bạn của bạn thuộc Sở Tư pháp.
Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam trong bao lâu?
Căn cứ tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
"Điều 48. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp
1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.
2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu."
Như vậy theo quy định trên thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
Phiếu lý lịch tư pháp được dùng trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
4. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
..."
Như vậy, thông thường Phiếu lý lịch tư pháp được dùng để:
- Chứng minh cá nhân có hay không có án tích;
- Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng;
- Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự;
- Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe khách tự tăng giá vé xe Tết 2025 bị phạt bao nhiêu? Chủ xe khách là tổ chức tự tăng giá vé xe Tết 2025 phạt bao nhiêu?
- Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là sự kiện gì? Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là ngày gì? Ngày 3 tháng 2 có phải là ngày lễ lớn của đất nước?
- Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng được bao nhiêu tiền? Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng được trao tặng khi nào?
- Hàng xuất khẩu chưa thông quan có được lập hóa đơn? Xuất khẩu hàng hóa sử dụng loại hóa đơn nào?
- Lịch đi học lại sau Tết Âm lịch 2025 của học sinh? Lịch đi học lại sau Tết Âm lịch 2025 của học sinh cả nước ra sao?