Người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không? Người nước ngoài vi phạm hành chính thì việc lập biên bản vi phạm hành chính như thế nào?

Theo như tôi được biết thì tôi được biết thì các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài có đúng không? Vậy thì người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không? Tôi vẫn còn khá mơ hồ về xử phạt vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính. Ngoài ra, người nước ngoài vi phạm hành chính thì việc lập biên bản vi phạm hành chính như thế nào? Mong giải đáp những thắc mắc giúp tôi với ạ. Xin cảm ơn.

Người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Theo khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc."

Như vậy, tại khoản 3 Điều này vẫn chưa quy định cụ thể, rõ ràng về biện pháp xử lý hành chính có áp dụng đối với người nước ngoài hay không. Nên anh/chị có thể tham khảo tại Điều 5 để biết rõ hơn.

Theo Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

"Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.
Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài."

Có thể thấy rằng, khoản 2 Điều này có nói đến các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài. Nhưng trên thực tế có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa xử phạt vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính, vì vậy cần phải phân biệt rõ hai vấn đề này.

Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023: Tại Đây

Người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Người nước ngoài có thuộc đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính hay không?

Phân biệt giữa xử phạt vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Trục xuất.

Biện pháp xử lý hành chính được hiểu là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xử lý vi phạm hành chính gồm các biện pháp:

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Đưa vào trường giáo dưỡng;

- Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Do đó, theo quy định của pháp luật và những phân tích trên thì người nước ngoài vẫn là đối tượng áp dụng của xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên lại không phải đối tượng áp dụng của các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

Người nước ngoài vi phạm hành chính thì việc lập biên bản vi phạm hành chính như thế nào?

Theo Điều 58 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định về lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

"1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;
b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
e) Quyền và thời hạn giải trình.
4. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
6. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
7. Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
8. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 63 của Luật này và trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
9. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy, khi người nước ngoài vi phạm những quy định trên đây thì sẽ bị lập biên bản vi phạm hành chính.

Người nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người nước ngoài tạm trú qua đêm có cần khai báo tạm trú không?
Pháp luật
Người nước ngoài mua căn hộ chung cư xong thì có được phép cho thuê lại hay không? Người nước ngoài có được thuê mua lại căn hộ chung cư của người nước ngoài khác hay không?
Pháp luật
Nhà ở tại Việt Nam của cá nhân là người nước ngoài cũng có hạn sử dụng? Người nước ngoài bán lại nhà cho người nước ngoài khác được không?
Pháp luật
Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở không thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài có được phép mua nhà ở riêng lẻ hay không? Nếu được thì sở hữu nhà ở riêng lẻ dưới hình thức nào?
Pháp luật
Sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam lâu dài vĩnh viễn hay trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Đối tượng và điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần đáp ứng những gì? Thời hạn sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam mua lại nhà của người nước ngoài trong bao lâu?
Pháp luật
Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam được sở hữu nhà ổn định tại Việt Nam không? Người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam có bị giới hạn về thời gian sở hữu hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài có bị giới hạn số lượng căn hộ được sở hữu tại Việt Nam và có được mua căn hộ để cho thuê lại không?
Pháp luật
Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như thế nào? Người Việt Nam có được bán lại nhà ở cho người nước ngoài hay không?
sở hữu nhà ở
Người nước ngoài được phép sở hữu bao nhiêu căn nhà tại Việt Nam? Quy định về người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người nước ngoài
25,666 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào