Người nước ngoài có thể đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám chữa bệnh ở Việt Nam hay không? Thủ tục kiểm tra và công nhận người nước ngoài biết tiếng Việt thành thạo được thực hiện như thế nào?
- Người nước ngoài có thể đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám chữa bệnh ở Việt Nam hay không?
- Người nước ngoài cần chuẩn bị những giấy tờ nào cho hồ sơ đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong khám chữa bệnh?
- Thủ tục kiểm tra và công nhận người nước ngoài biết tiếng Việt thành thạo được thực hiện như thế nào?
Người nước ngoài có thể đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám chữa bệnh ở Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh lần đầu với người nước ngoài như sau:
"Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh lần đầu đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
...
5. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh;
b) Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch phù hợp với ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc;
c) Đối với người nước ngoài đăng ký sử dụng ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ để khám bệnh, chữa bệnh:
- Giấy chứng nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này để khám bệnh, chữa bệnh;
- Giấy chứng nhận đủ trình độ phiên dịch của người phiên dịch ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 18 Nghị định này và hợp đồng lao động của người phiên dịch với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề đó làm việc.
..."
Như vậy, đối với người nước ngoài có thể đăng ký sử dụng tiếng Việt để khám chữa bệnh ở Việt Nam khi có Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo.
Thủ tục kiểm tra và công nhận người nước ngoài biết tiếng Việt thành thạo được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài cần chuẩn bị những giấy tờ nào cho hồ sơ đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong khám chữa bệnh?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong việc khám chữa bệnh như sau:
"Điều 21. Hồ sơ, thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Hồ sơ đề nghị kiểm tra và công nhận thành thạo ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng;
c) Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận biết thành thạo tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Mẫu 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các giấy tờ quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này;
c) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác để khám bệnh, chữa bệnh; văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đối với người đề nghị công nhận có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh."
Theo đó, tùy vào lựa chọn của người nước ngoài muốn được kiểm tra và công nhận hay muốn được công nhận khả năng dùng tiếng Việt thành nào của mình mà áp dụng theo quy định vừa nêu trên.
Thủ tục kiểm tra và công nhận người nước ngoài biết tiếng Việt thành thạo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về kiểm tra và công nhận người nước ngoài biết tiếng Việt thành thạo trong việc khám chữa bệnh như sau:
"Điều 21. Hồ sơ, thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
3. Thủ tục kiểm tra và công nhận:
a) Người đề nghị công nhận gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này tới cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận theo Mẫu 03 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 17, khoản 1 Điều 18. Kết quả kiểm tra phải được niêm yết công khai.
4. Thủ tục công nhận:
a) Người đề nghị công nhận gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17, khoản 2 Điều 18 Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do."
Trường hợp, người nước ngoài muốn kiểm tra và công nhận khả năng thành thạo tiếng Việt thì nộp hồ sơ tới cơ sở giáo dục.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục sẽ kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo cho người nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài đã có văn bằng đầy đủ theo yêu cầu muốn được công nhận khả năng thành thạo tiếng Việt của mình thì nộp hồ sơ tới cơ sở giáo dục.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục sẽ cấp Giấy chứng nhận biết tiếng Việt thành thạo cho người nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?