Người nước ngoài có nguyện vọng theo học trường đại học tại Việt Nam thì có thể đăng ký theo học không?
Người nước ngoài có nguyện vọng theo học trường Đại học tại Việt Nam thì có thể đăng ký theo học không?
Theo điểm d khoản 4 Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ 22/07/2022) quy định như sau:
Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
...
4. Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):
a) Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do cơ sở đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;
b) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
c) Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
...
Căn cứ trên quy định hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học đối với thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Lưu ý: Trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức.
Như vậy, người nước ngoài được phép đăng ký theo học tại các trường đại học tại Việt Nam nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Trước đây, căn cứ điểm h khoản 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực từ 22/07/2022) quy định về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh như sau:
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
...
2. Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào trường:
Các trường công bố công khai chỉ tiêu, tiêu chí, phạm vi ngành nghề, chương trình định hướng đào tạo để xét tuyển thẳng trong Đề án tuyển sinh của trường.
..
h) Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ GDĐT để xem xét, quyết định cho vào học;
...
Người nước ngoài có nguyện vọng theo học trường đại học tại Việt Nam thì có thể đăng ký theo học không?
Điều kiện ngôn ngữ đối với học sinh khi theo học đại học tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BGDĐT quy định về điều kiện về ngôn ngữ như sau:
Điều kiện về ngôn ngữ
1. Lưu học sinh đã tốt nghiệp các cấp học ở giáo dục phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Việt hoặc đã đạt trình độ tiếng Việt tương đương B2 (bậc 4/6) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài được miễn yêu cầu về điều kiện tiếng Việt.
2. Lưu học sinh đăng ký học tập, nghiên cứu, thực tập bằng ngôn ngữ khác mà cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo được phép sử dụng trong đào tạo cần đạt yêu cầu về trình độ ngôn ngữ đó theo quy định cụ thể của từng chương trình. Lưu học sinh là người bản ngữ (của ngôn ngữ sử dụng trong học tập, nghiên cứu, thực tập) hoặc đã tốt nghiệp phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc thạc sĩ, tiến sĩ bằng ngôn ngữ đó thì được miễn yêu cầu về ngoại ngữ.
3. Lưu học sinh chưa đủ trình độ tiếng Việt để vào học chương trình chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị tiếng Việt
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí lưu học sinh Hiệp định vào học tại các cơ sở giáo dục đào tạo dự bị tiếng Việt. Các cơ sở giáo dục tiếp nhận đào tạo lưu học sinh ngoài Hiệp định phải tổ chức để lưu học sinh được học chương trình dự bị tiếng Việt hoặc gửi lưu học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục đào tạo dự bị tiếng Việt;
b) Thời gian học dự bị tiếng Việt đối với lưu học sinh Hiệp định thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đối với lưu học sinh ngoài Hiệp định thực hiện theo thỏa thuận, hợp đồng đào tạo đã ký với cơ sở giáo dục của Việt Nam;
c) Sau khi kết thúc khóa học dự bị, lưu học sinh phải tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt, nếu đạt yêu cầu sẽ được chuyển vào học chương trình chính thức; nếu không đạt yêu cầu thì phải tiếp tục học bổ sung và dự đợt kiểm tra khác đến khi đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ để được chuyển vào học chương trình chính thức.
Theo đó, đối với người nước ngoài muốn học tại Việt Nam thì cần phải đáp ứng điều kiện về khả năng tiếng Việt theo quy định nêu trên.
Những quyền lợi nào mà người nước ngoài sẽ được hưởng khi theo học tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 11 Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ba hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BGGDĐT quy định về quyền lợi của người nước ngoài khi theo học tại Việt Nam như sau:
Quyền lợi của lưu học sinh
1. Được đảm bảo quyền lợi của người học theo quy định.
2. Được cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ học tập phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục và cơ sở phục vụ lưu học sinh.
3. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục và cơ sở phục vụ lưu học sinh.
4. Được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của học sinh, sinh viên do cơ sở giáo dục, phục vụ lưu học sinh tổ chức.
5. Được tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học do cơ sở giáo dục tổ chức như đối với công dân Việt Nam.
6. Được thi, kiểm tra, bảo vệ khóa luận, đồ án, luận án tốt nghiệp, nhận chứng chỉ, bằng tốt nghiệp.
7. Được về nước nghỉ hè, nghỉ lễ, được mời thân nhân đến thăm theo quy định của Việt Nam; được nghỉ phép, nghỉ ốm hoặc nghỉ để chữa bệnh khi có sự đồng ý của cơ sở giáo dục.
8. Lưu học sinh Hiệp định được hưởng các tiêu chuẩn, chế độ theo quy định hiện hành của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
9. Tập thể lưu học sinh cùng một nước, cùng học tại một cơ sở giáo dục hoặc cùng sinh hoạt trong một ký túc xá được cử đại diện để quản lý mọi mặt đối với lưu học sinh của nước mình, làm đầu mối liên hệ với cơ sở giáo dục hoặc cơ sở phục vụ lưu học sinh để giải quyết những việc có liên quan đến tập thể lưu học sinh nước mình.
Theo đó, người nước ngoài khi theo học tại các trường ở Việt Nam sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?