Người nước ngoài có được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng hay không?
Người nước ngoài có được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định như sau:
Tiêu chuẩn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp;
b) Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành tài chính - ngân hàng; kế toán; kinh tế; luật; công nghệ thông tin, mỹ thuật, công nghệ kỹ thuật in và công nghệ hóa học do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam;
c) Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức hoặc ký hợp đồng lao động, phù hợp với lĩnh vực mà người đó được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
...
Như vậy, theo quy định, một trong những tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam
Do đó, cá nhân là người nước ngoài thì không được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Người nước ngoài có được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng hay không? (Hình từ Internet)
Danh sách giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được đăng tải ở đâu?
Danh sách giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 14/2020/TT-NHNN như sau:
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
...
2. Miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp:
a) Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước lập hồ sơ miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này gửi Vụ tổ chức cán bộ;
b) Trong thời hạn tối đa 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối, Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản gửi đơn vị đề nghị và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn tối đa 03 ngày kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách giám định viên tư pháp, điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký gửi Bộ Tư pháp, đồng thời gửi Vụ Truyền thông để thực hiện đăng tải danh sách trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước, gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để theo dõi.
Như vậy, theo quy định, danh sách giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng sẽ được Vụ Truyền thông đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước, đồng thời gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để theo dõi.
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có phải tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ không?
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 14/2020/TT-NHNN như sau:
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Thực hiện đúng quy trình giám định tư pháp; giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật; chuẩn bị giám định; thực hiện giám định tư pháp; giám định bổ sung, giám định lại lần đầu; kết luận giám định; lập và bàn giao hồ sơ giám định quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện đầy đủ, đúng trách nhiệm, nghĩa vụ quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 23; khoản 2, khoản 3 Điều 28 Luật Giám định tư pháp.
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
4. Báo cáo Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý mình về tiến độ, kết quả thực hiện giám định để thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Điều 23 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có trách nhiệm tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?