Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không tham gia Hội nghị chủ nợ thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Những ai có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ?
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không tham gia Hội nghị chủ nợ thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không tham gia Hội nghị chủ nợ không?
Những ai có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ?
Theo Điều 78 Luật Phá sản 2014 quy định về nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ như sau:
Nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ
1. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật này, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.
2. Trường hợp người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, những người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ gồm:
+ Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
+ Chủ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
+ Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Trường hợp những người này không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.
Tải về mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mới nhất 2023: Tại Đây
Thủ tục phá sản (Hình từ Internet)
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không tham gia Hội nghị chủ nợ thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ Điều 76 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về tham gia hội nghị chủ nợ như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tham gia hội nghị chủ nợ
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật Phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không tham gia hội nghị chủ nợ, không ủy quyền cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng.
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không tham gia Hội nghị chủ nợ và cũng không ủy quyền cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không tham gia Hội nghị chủ nợ không?
Căn cứ khoản 5 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp:
a) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; các Điều 75, 76 và 77 Nghị định này;
b) Chánh án Tòa án cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; khoản 1 Điều 75; Điều 76 và Điều 77 Nghị định này;
c) Chánh án Tòa án cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 56, 57, 66, 67, 69, 71, 72, 73, 75, 76 và 77; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về quyền của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Toà án
1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không tham gia Hội nghị chủ nợ và cũng không ủy quyền cho người khác tham gia hội nghị chủ nợ mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng nên Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?