Người nhiễm HIV có được vay vốn để mua hàng hóa buôn bán không? Nếu được thì được vay tối đa bao nhiêu tiền?
- Người nhiễm HIV có được vay vốn để mua hàng hóa buôn bán không?
- Người nhiễm HIV vay vốn mua hàng hóa buôn bán phải đáp các điều kiện nào?
- Thời điểm gửi đơn đăng ký vay vốn của người nhiễm HIV vay vốn mua hàng hóa buôn bán là khi nào?
- Người nhiễm HIV vay vốn mua hàng hóa buôn bán được vay tối đa là bao nhiêu tiền?
Người nhiễm HIV có được vay vốn để mua hàng hóa buôn bán không?
Người nhiễm HIV có được vay vốn để mua hàng hóa buôn bán không, thì theo quy tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định 29/2014/QĐ-TTg như sau:
Đối tượng vay vốn
1. Cá nhân vay vốn
a) Người nhiễm HIV.
b) Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
c) Người bán dâm hoàn lương.
2. Hộ gia đình vay vốn
Là hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp sau đây
a) Người nhiễm HIV/AIDS.
b) Người sau cai nghiện ma túy.
c) Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
đ) Người bán dâm hoàn lương.
Theo đó tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 29/2014/QĐ-TTg như sau:
Mục đích vay vốn
1. Mua sắm các loại vật tư, vật nuôi, thức ăn gia súc gia cầm, công cụ lao động, hàng hóa, phương tiện phục vụ kinh doanh, buôn bán.
2. Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: Mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động, máy móc, thiết bị.
3. Góp vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh với cá nhân, tổ chức khác.
Như vậy, theo quy định trên thì người nhiễm HIV thuộc đối tượng được vay vốn để mua hàng hóa buôn bán.
Người nhiễm HIV có được vay vốn để mua hàng hóa buôn bán không? Nếu được thì được vay tối đa bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Người nhiễm HIV vay vốn mua hàng hóa buôn bán phải đáp các điều kiện nào?
Người nhiễm HIV có được vay vốn mua hàng hóa buôn bán phải đáp các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 29/2014/QĐ-TTg như sau:
- Phải có Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của cơ sở xét nghiệm đủ điều kiện khẳng định các trường hợp HIV dương tính.
- Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn.
- Có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết.
- Là thành viên Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Sống một mình hoặc sống cùng con chưa đến tuổi lao động hoặc sống cùng bố, mẹ, vợ, chồng, con, ông, bà, anh, chị, em ruột nhưng những người này đã quá tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động theo quy định của pháp luật.
Thời điểm gửi đơn đăng ký vay vốn của người nhiễm HIV vay vốn mua hàng hóa buôn bán là khi nào?
Thời điểm gửi đơn đăng ký vay vốn của người nhiễm HIV vay vốn mua hàng hóa buôn bán, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 29/2014/QĐ-TTg, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 2/2020/QĐ-TTg như sau:
Trình tự, thủ tục xác nhận đối tượng vay vốn
1. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Điều 2 của Quyết định này gửi đơn đăng ký vay vốn kèm giấy xác nhận quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 và Điểm b Khoản 2 Điều 3 đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời điểm gửi đơn đăng ký vay vốn từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng.
2. Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đăng ký vay vốn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận cá nhân, hộ gia đình đăng ký vay vốn thuộc đúng đối tượng vay vốn của Quyết định này và gửi cho Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn nơi người vay sinh sống để kết nạp họ vào Tổ Tiết kiệm và vay vốn.
3. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn tiến hành kết nạp thành viên mới là cá nhân và hộ gia đình có trong danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi và hướng dẫn họ làm thủ tục vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
4. Đối với việc vay vốn thông qua hộ gia đình, các thành viên của hộ gia đình không là chủ thể tham gia việc vay vốn thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện đứng ra vay vốn.
Như vậy, theo quy định trên thì thời điểm gửi đơn đăng ký vay vốn của người nhiễm HIV vay vốn mua hàng hóa buôn bán từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng.
Người nhiễm HIV vay vốn mua hàng hóa buôn bán được vay tối đa là bao nhiêu tiền?
Người nhiễm HIV vay vốn mua hàng hóa buôn bán được vay tối đa là bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Quyết định 29/2014/QĐ-TTg như sau:
Mức vay và lãi suất cho vay
1. Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá mức cho vay theo quy định sau:
a) Đối với cá nhân: Mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/cá nhân.
b) Đối với hộ gia đình: Mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ.
c) Người vay có thể vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định này.
2. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu đồng thời là đối tượng được vay vốn từ các chương trình ưu đãi khác tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì chỉ được xem xét cho vay một trong các chương trình ưu đãi đó.
3. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
4. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.
Như vậy, theo quy định trên thì người nhiễm HIV vay vốn mua hàng hóa buôn bán được vay tối đa là 20 triệu đồng.
Lưu ý: Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của người vay và không phải thế chấp nhưng không vượt quá mức cho vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về đánh số căn hộ chung cư từ ngày 15/10/2024 ra sao? Nhiệm kỳ của Ban quản trị nhà chung cư trong bao lâu?
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghệ cao không?
- Nhà đầu tư có được hoạt động kinh doanh pháo nổ? Nhà đầu tư kinh doanh pháo nổ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Được đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án nơi mình đã từng làm việc không? Nếu không được có bị xử phạt?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư? Khi nào lập phương án bồi thường, tái định cư?