Người nhận tiền thỏa thuận về việc rút đơn yêu cầu khởi tố nhưng không rút được đơn thì có bị xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
- Tội trộm cắp tài sản có thuộc loại tội chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại không?
- Việc bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vì nhận được tiền bồi thường có được xem là tình tiết giảm nhẹ đối với tội trộm cắp tài sản không?
- Người nhận tiền thỏa thuận về việc rút đơn yêu cầu khởi tố nhưng không rút được đơn thì có bị xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Tội trộm cắp tài sản có thuộc loại tội chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại không?
Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
...
Căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
...
Theo đó, các tội phạm thuộc khoản 1 Điều 155 nêu trên chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Như vậy, hành vi của người trộm điện thoại của bạn đang có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản và không thuộc các tội phạm chỉ bị khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Nên khi bạn rút đơn kiện thì người này vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ căn cứ cấu thành tội phạm.
Đơn yêu cầu khởi tố (Hình từ Internet)
Việc bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vì nhận được tiền bồi thường có được xem là tình tiết giảm nhẹ đối với tội trộm cắp tài sản không?
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt như sau:
Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
...
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
...
Theo đó, một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt cho người được xác định đã phạm tội là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 nêu trên. Trong đó có trường hợp người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.
Như vậy, mặc dù khi bạn rút đơn yêu cầu khởi tố thì người trộm cắp tài sản của bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng việc bạn nhận được tiền bồi thường và rút đơn yêu cầu khởi tố sẽ là tình tiết giảm nhẹ khi Tòa án quyết định hình phạt cho người này.
Người nhận tiền thỏa thuận về việc rút đơn yêu cầu khởi tố nhưng không rút được đơn thì có bị xem là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a, điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
...
Theo đó, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhằm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.
Qua thông tin bạn trình bày, bạn và người trộm cắp tài sản của bạn đã thỏa thuận về việc bồi thường và rút đơn yêu cầu khởi tố một cách tự nguyện. Bạn không biết việc bạn rút đơn thì người này vẫn sẽ bị khởi tố và bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên đây không thể xem là lừa đảo. Do đó, bạn không có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?
- Mẫu đề cương nhiệm vụ khảo sát xây dựng? Việc lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng là bước thứ mấy trong trình tự khảo sát xây dựng?
- Mẫu Giấy phép vận chuyển pháo hoa cho tổ chức, doanh nghiệp để kinh doanh mới nhất theo quy định?