Người nhận di sản thừa kế có nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng cho người chết không để lại di chúc hay không?
Di sản thừa kế sẽ được phân chia như thế nào khi không có di chúc?
Căn cứ Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
...
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, khi người để lại di sản thừa kế không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia thừa kế theo pháp luật.
Những người thừa kế theo pháp luật là những người thuộc các hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 nêu trên. Theo đó, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Di sản thừa kế (Hình từ Internet)
Người nhận di sản thừa kế có nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng cho người chết không để lại di chúc hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm mở thừa kế như sau:
Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
....
Căn cứ Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế như sau:
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Căn cứ Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:
Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, với trường hợp của bạn, mặc dù trong hợp đồng vay không ghi về nghĩa vụ của người thừa kế, nhưng người được hưởng thừa kế di sản do bố bạn để lại vẫn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng của bố anh trong phạm vi di sản bố anh để lại.
Bố bạn không để lại di chúc thì việc chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo pháp luật và những người thừa kế theo pháp luật có trách nhiệm trả nợ ngân hàng thay cho bố bạn.
Do đó, khi bạn được hưởng di sản thừa kế do bố anh để lại thì bạn có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà bạn được nhận trừ trường hợp bạn và những người đồng thừa kế có thỏa thuận khác.
Thứ tự ưu tiên thanh toán đối với nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác.
Theo đó, các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế sẽ được thanh toán theo thứ tự được quy định tại Điều 658 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?