Người nào được thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an? Có các hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nào?
- Người nào được thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an?
- Bộ Công an có các hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nào?
- Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời trong các trường hợp nào?
Người nào được thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an?
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 11/2019/TT-BCA quy định về người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Chánh Văn phòng được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là Người phát ngôn Bộ Công an).
Trường hợp không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Người phát ngôn Bộ Công an phải báo cáo để Bộ trưởng ủy quyền cho người khác thực hiện;
c) Người có trách nhiệm thuộc Bộ Công an được Bộ trưởng Bộ Công an ủy quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (sau đây gọi chung là Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an) hoặc giao nhiệm vụ phối hợp cùng Người phát ngôn Bộ Công an thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các đơn vị nghiệp vụ, tham mưu, chính trị, hậu cần, thanh tra thuộc cơ quan Bộ; các học viện, trường Công an nhân dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp an ninh, bệnh viện và các tổ chức khác (sau đây gọi chung là đơn vị thuộc Bộ), gồm:
a) Thủ trưởng đơn vị;
b) Trường hợp Thủ trưởng đơn vị không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho Phó Thủ trưởng thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp tỉnh), gồm:
a) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
b) Trường hợp Giám đốc Công an cấp tỉnh không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
4. Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này chỉ áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, từng vụ việc và có thời hạn nhất định.
5. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Như vậy, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an gồm:
+ Bộ trưởng Bộ Công an;
+ Chánh Văn phòng được Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi là Người phát ngôn Bộ Công an).
Trường hợp không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Người phát ngôn Bộ Công an phải báo cáo để Bộ trưởng ủy quyền cho người khác thực hiện;
+ Người có trách nhiệm thuộc Bộ Công an được Bộ trưởng Bộ Công an ủy quyền thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (sau đây gọi chung là Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an) hoặc giao nhiệm vụ phối hợp cùng Người phát ngôn Bộ Công an thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.
Người nào được thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an? (Hình từ Internet)
Bộ Công an có các hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2019/TT-BCA quy định về hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí như sau:
Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Tổ chức họp báo.
2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng Thông tin điện tử hoặc Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí khi được yêu cầu.
6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.
Như vậy, có 06 hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí kể trên.
Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2019/TT-BCA quy định như sau:
Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
1. Người phát ngôn Bộ Công an hoặc Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
a) Khi Bộ Công an được Chính phủ giao chủ trì xử lý sự cố xảy ra liên quan đến nhiều bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an hoặc Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra;
c) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn và cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề quy định tại điểm b khoản này;
d) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật liên quan đến Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an hoặc Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an có trách nhiệm yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của đơn vị thuộc Bộ, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
a) Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận;
b) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn và cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan mình đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề quy định tại điểm a khoản này;
c) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật liên quan đến đơn vị mình, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của đơn vị thuộc Bộ, Công an cấp tỉnh có trách nhiệm yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp cần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin cho báo chí thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh phải báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách
Như vậy, người phát ngôn Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
+ Khi Bộ Công an được Chính phủ giao chủ trì xử lý sự cố xảy ra liên quan đến nhiều bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an hoặc Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra;
+ Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn và cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề quy định tại điểm b khoản này;
+ Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật liên quan đến Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an hoặc Người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Công an có trách nhiệm yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?
- Đất công trình phòng chống thiên tai là đất gì? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do cơ quan nào thực hiện xây dựng báo cáo Chính phủ?