Người nào có quyền thừa kế theo pháp luật? Ai là người có quyền quản lý di sản thừa kế? Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế như thế nào?
Thừa kế theo pháp luật gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Vậy trong trường hợp ba bạn mất và không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia dựa theo quy định về thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người được thừa kế theo pháp luật như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy trong trường hợp của bạn, di sản của ba bạn sẽ được chia cho những người hưởng thừa kế hàng thứ nhất bao gồm: Cha, mẹ của cha bạn (nếu còn sống), vợ, các con đẻ.
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại
Cháu ruột của ba bạn thuộc hàng thừa kế thứ ba. Như vậy các cháu ruột của cha bạn có thể được hưởng thừa kế trong các trường hợp sau:
+ Nếu không còn những người được thừa kế hàng thứ nhất và hàng thừa kế thứ 2 như đã nêu.
+ Những người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thừa kế thứ 2 không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tuy nhiên vẫn còn trường hợp các cháu ruột của người chết được thừa hưởng di sản theo quy định thừa kế thế vị tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Người nào có quyền thừa kế theo pháp luật? Ai là người có quyền quản lý di sản thừa kế?
Người quản lý di sản thừa kế là ai?
Theo bạn trình bày thì tài sản nhà đất này, hiện vẫn là tài sản có chủ sở hữu là bố bạn (đã mất) và mẹ bạn - bị bệnh nằm một chỗ.
Do vậy, nó chưa thuộc sở hữu chung của ba chị em bạn. Vì chỉ khi khai nhận di sản thừa kế, ba chị em bạn hoàn thành việc đăng ký sở hữu thì khi đó nhà đất này mới được coi là tài sản có sở hữu chung của mẹ bạn và ba chị em.
Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại
. Như vậy phần di sản của ba bạn để lại sẽ được những người thừa kế cùng nhau thỏa thuận và giao cho người quản lý di sản thực hiện.
Theo Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người quản lý di sản như sau:
Điều 616. Người quản lý di sản
1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Ba chị em bạn đều là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy, có quyền ngang nhau, do đó ai cũng có thể giữ Giấy tờ nhà. Pháp luật không quy định trong trường hợp này ai là người được giữ giấy tờ nhà.
Vậy nên trong trường hợp này ba chị em bạn có thể cùng thỏa thuận xem ai sẽ là người quản lý di sản thừa kế, trường hợp mẹ của bạn đã bị bệnh nằm một chỗ nhưng nếu bà vẫn còn tỉnh táo thì bà cũng sẽ cùng thỏa thuận chọn ra người quản lý.
Để tránh có tranh chấp về việc ai là người bảo quản giấy tờ tài sản này, ba chị em bạn và mẹ bạn có thể lập các văn bản ghi nhận nội dung việc này qua Thừa phát lại hoặc Chứng thực của Công chứng hay chính quyền.
Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế như sau:
1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
Chiếu theo quy định trên nếu người quản lý tài sản giữ Giấy tờ tài sản chung này mà lén lút mang đi cầm cố, thế chấp thì người đó đã vi phạm pháp luật và phải bồi thường thiệt hại vì đã vi phạm nghĩa vụ và gây thiệt hại. Ngoài ra hiện nay, tài sản này chưa thuộc sở hữu chung, do đó ba chị em bạn chưa được coi là có phần sở hữu của mình trong tài sản nhà đất này. Vì vậy, không thể mang đi cầm cố, thế chấp tài sản không thuộc sở hữu của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?