Người muốn bổ nhiệm lên chức danh y tế công cộng cao cấp thì phải có trình độ như thế nào? Căn cứ vào đâu để bổ nhiệm?
Người muốn bổ nhiệm lên chức danh y tế công cộng cao cấp thì phải có trình độ như thế nào?
Người muốn bổ nhiệm lên chức danh y tế công cộng cao cấp thì phải có trình độ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2022/TT-BYT như sau:
Y tế công cộng cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.04.08
1. Nhiệm vụ:
a) Theo dõi, phân tích và chẩn đoán sức khỏe cộng đồng:
Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiên cứu khoa học để xác định nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tác động đến sức khỏe cộng đồng; xác định những vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng để giải quyết;
Chủ trì, tổ chức xây dựng hệ thống giám sát tình trạng sức khỏe cộng đồng và đánh giá hệ thống giám sát;
Xây dựng, lập hồ sơ về tình trạng sức khỏe cộng đồng;
Lồng ghép hệ thống thông tin y tế công cộng qua hoạt động hợp tác liên ngành, đa ngành.
b) Lập kế hoạch xử lý vấn đề sức khỏe cần ưu tiên:
Chủ trì việc lập kế hoạch, lựa chọn những giải pháp có hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng dựa trên những nguồn lực sẵn có và sự tham gia của cộng đồng;
Chủ trì giám sát hỗ trợ, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch xử lý vấn đề sức khỏe cần ưu tiên;
Chủ trì tổng hợp và phân tích đề xuất cho hoạch định xây dựng chính sách liên quan đến lĩnh vực y tế công cộng.
c) Thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả:
Chủ trì điều phối và tổ chức thực hiện kế hoạch, huy động các nguồn lực của cộng đồng, thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng, quản lý nguy cơ và sức khỏe cộng đồng;
Chủ trì tổ chức thực hiện giám sát hỗ trợ, đánh giá tiến độ, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch và bổ sung, sửa đổi kế hoạch, can thiệp phù hợp với quá trình thực thi khi cần thiết;
Chủ trì tổ chức thực hiện việc thống kê, báo cáo tiến trình thực hiện kế hoạch và những vấn đề nảy sinh;
Chủ trì tổ chức thực hiện các biện pháp để duy trì và mở rộng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
Kết hợp với hệ thống chăm sóc sức khỏe bảo đảm thực thi hiệu quả chương trình can thiệp liên quan để bảo vệ và tăng cường sức khỏe cộng đồng.
d) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học;
đ) Chủ trì biên soạn nội dung tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành cho viên chức y tế công cộng hoặc học viên, sinh viên;
e) Tham gia đánh giá kế hoạch chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng khi có yêu cầu.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y tế công cộng; chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Y học dự phòng.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng).
…
Như vậy, theo quy định trên thì người muốn được bổ nhiệm lên chức danh y tế công cộng cao cấp thì phải có trình độ như sau:
- Phải tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y tế công cộng; chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Quản lý y tế; bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Y học dự phòng.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y tế công cộng (dùng cho các hạng chức danh y tế công cộng).
Người muốn bổ nhiệm lên chức danh y tế công cộng cao cấp thì phải có trình độ như thế nào? Căn cứ vào đâu để bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào đâu để bổ nhiệm chức danh y tế công cộng cao cấp?
Căn cứ để bổ nhiệm chức danh y tế công cộng cao cấp được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Thông tư liên tịch này phải căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức và theo quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch này.
2. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp y tế công cộng tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Như vậy, để bổ nhiệm viên chức vào chức danh y tế công cộng cao cấp thì cần căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức và theo quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV.
Người được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng cao cấp phải có đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Người được bổ nhiệm chức danh y tế công cộng cao cấp phải có đạo đức nghề nghiệp theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:
- Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cộng đồng về các nhu cầu sức khỏe và các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng.
- Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?