Người mất năng lực hành vi dân sự có được khởi kiện hành chính theo quy định pháp luật không? Thủ tục khởi kiện như thế nào?
Liên quan đến người bị mất năng lực hành vi dân sự, pháp luật tố tụng hành chính có quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định:
"Điều 25. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính
[...]
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên,người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
[...]"
Theo khoản 4 Điều 54 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định năng lực pháp luật tố tụng hành chính và năng lực hành vi tố tụng hành chính của đương sự cụ thể:
"[...]
4. Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chínhthông qua người đại diện theo pháp luật.
[...]"
Người mất năng lực hành vi dân sự có được khởi kiện hành chính theo quy định pháp luật không? Thủ tục khởi kiện như thế nào?
Thủ tục khởi kiện đối với người mất năng lực hành vi dân sự
Tại khoản 3 Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thủ tục khởi kiện như sau:
"Điều 117. Thủ tục khởi kiện
1. Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 118 của Luật này.
2. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của cá nhân; ở phần cuối đơn cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
4. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
5. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp."
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 141 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án:
"Điều 141. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án
1. Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
[...]
b) Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
[...]"
Người mất năng lực hành vi dân sự có được khởi kiện hành chính theo quy định pháp luật không?
Theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự."
Như vậy, về mặt nguyên tắc, việc thực hiện quyền tố tụng của người mất năng lực hành vi dân sự phải thông qua người đại diện theo pháp luật.
Do đó, nếu không có người đại diện theo Điều 136 nêu trên, có thể làm đơn trình lên Viện kiểm sát kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
Tải về mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm soát quyền lực trong công tác xây dựng pháp luật là gì? Có được thực hiện thông qua hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc?
- Đội quân nhà Phật là gì? Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Tiêu chuẩn về phẩm chất nhà giáo của giáo viên mầm non là gì? Mẫu Phiếu tự đánh giá giáo viên cuối năm mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030
- Nộp hồ sơ của tổ chức, cá nhân để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến dự án cải tạo nhà chung cư qua đâu?