Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được chi trả những khoản phí nào để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản?
- Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được chi trả những chi phí nào để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản?
- Nghĩa vụ chi trả chi phí đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như thế nào?
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?
Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được chi trả những chi phí nào để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản?
Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được chi trả những chi phí nào để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định về các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
Các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Các chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ chi trả:
a) Chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện.
b) Chi phí liên quan đến y tế gồm:
- Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, kỹ thuật y tế trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chi trả căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người mang thai hộ theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quy định áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh;
- Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được chi trả căn cứ các hóa đơn, chứng từ thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho người mang thai hộ theo chỉ định của bác sỹ, phù hợp với quy định, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế và giá mua theo quy định của pháp luật;
- Các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện dịch vụ.
c) Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ: xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.
2. Các chi phí khác ngoài quy định tại Điều 1 và Khoản 1 Điều này do hai bên tự thỏa thuận: xác định theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên.
Theo đó, bên nhờ mang thai hộ có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí sau đây để bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có đủ điều kiện bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Thứ nhất là chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện.
- Thứ hai là chi phí liên quan đến y tế gồm:
+ Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, kỹ thuật y tế trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chi trả căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người mang thai hộ theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quy định áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh;
+ Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được chi trả căn cứ các hóa đơn, chứng từ thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho người mang thai hộ theo chỉ định của bác sỹ, phù hợp với quy định, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế và giá mua theo quy định của pháp luật;
+ Các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện dịch vụ.
- Thứ ba là chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ: xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận việc chi trả những khoản chi phí khác và được xác nhận trong văn bản thỏa thuận giữa các bên.
Nghĩa vụ chi trả chi phí đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 32/2016/TT-BYT, nghĩa vụ chi trả chi phí đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như sau:
- Trường hợp người mang thai hộ không có bảo hiểm y tế thì người nhờ mang thai hộ có trách nhiệm chi trả toàn bộ những chi phí để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ.
- Trường hợp người mang thai hộ có bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí theo đã nêu ở trên theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có trách nhiệm chi trả các chi phí thuộc trách nhiệm của mình sau khi trừ đi phần chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu có).
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?
Theo Điều 6 Thông tư 32/2016/TT-BYT, trong việc bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
- Thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy trình chuyên môn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền quy định.
- Phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thanh toán chi phí chăm sóc sức khỏe sinh sản bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?