Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong hay không? Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh là bao nhiêu phần trăm?

Theo tôi tìm hiểu thì khoảng tháng 10 có ca mắc bệnh đậu mùa khỉ thì không biết đối với người mắc bệnh này thì có nguy có tử vong cao hay không? Ở giai đoạn đầu của bệnh thì người bệnh sẽ có những triệu chứng lâm sàng nào để có thể nhận biết không? Câu hỏi của Trúc Ly (Hà Nội)

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong hay không? Tỷ lệ tử vong là bao nhiêu phần trăm?

Theo khoản 4 Mục I Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 quy định về biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ như sau:

ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
...
4. Biến chứng
Các biến chứng thường gặp của bệnh ĐMK như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực. Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh ĐMK có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Theo hướng dẫn nêu trên thì bệnh đậu mùa khỉ có thể biến chứng sang các bệnh như nhiễm trùng máu, viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực.

Trường hợp bệnh biến chứng sang nhiễm trùng máu thì người mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ có nguy cơ tử vong.

Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong hay không? Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh là bao nhiêu phần trăm?

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong hay không? Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh là bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ ở giai đoạn đầu có những triệu chứng lâm sàng nào để có thể nhận biết không?

Theo khoản 3 Mục I Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 quy định về triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ như sau:

ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
...
3. Triệu chứng
Diễn biến của bệnh ĐMK ở người có thể được chia thành các giai đoạn sau4:
3.1. Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 ngày đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
3.2. Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.
3.3. Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:
- Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.
- Tiến triển ban: tuần tự tiến triển của ban từ dát (tổn thương có nền phẳng) - sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) - mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) - mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) - đóng vảy khô - bong tróc và có thể để lại sẹo.
- Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 cm - 1cm.
- Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.
3.4. Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh ĐMK có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
3.5. Xét nghiệm chẩn đoán ĐMK: xét nghiệm sinh học phân tử (PCR hoặc tương đương) với các bệnh phẩm dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát), dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) đối với ca bệnh nghi ngờ để xác định căn nguyên theo quy định của Bộ Y tế.

Theo đó, diễn biến của bệnh đậu mùa khỉ sẽ có 04 giai đoạn gồm giai đoạn ủ bệnh; giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn hồi phục.

Ở giai đoạn ủ bệnh từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 ngày đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.

Đến giai đoạn khởi phát từ 1 đến 5 ngày thì người bệnh mới có các triệu chứng lâm sàng của bệnh là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.

Để phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ thì hộ gia đình, cá nhân có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa nào?

Căn cứ khoản 3 Mục III Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 thì hộ gia đình cá nhân có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

(1) Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

- Nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm ĐMK, làm việc trong khu cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm, tiếp xúc với các dụng cụ, đồ vài, chất thải phát sinh từ khu vực điều trị người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm phải mang các phương tiện PHCN sau:

+ Găng tay

+ Áo choàng chống dịch

+ Khẩu trang y tế (hoặc khẩu trang hiệu suất lọc cao như N95 nếu thực hiện các thủ thuật có tạo khí dung)

+ Tấm che mặt

- Khi kết thúc công việc phải loại bỏ các phương tiện PHCN và vệ sinh tay.

(2) Vệ sinh tay

- Cung cấp đầy đủ phương tiện vệ sinh tay.

- Tuân thủ 5 thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc NB.

- Hướng dẫn NB, người nhà NB và khách thăm tuân thủ vệ sinh tay.

(3) Vệ sinh môi trường bề mặt

- Phân loại bề mặt theo nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt các bề mặt thường xuyên có tiếp xúc của bàn tay, bề mặt có nguy cơ ngưng tụ giọt bắn của người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm ĐMK để có tần suất vệ sinh khử khuẩn đúng quy định theo Hướng dẫn vệ sinh môi trường bề mặt cơ sở KBCB của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT , ngày 28/8/2017.

- Tuân thủ các hướng dẫn, quy trình về vệ sinh môi trường bề mặt, xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng hiện hành.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện, hóa chất.

- Nhân viên vệ sinh bề mặt phải được tập huấn về kỹ thuật.

- Nhân viên làm vệ sinh, khử khuẩn môi trường bề mặt mang đầy phương tiện PHCN gồm: găng tay cao su, áo choàng, khẩu trang y tế và tấm che mặt.

- Luôn luôn làm sạch bề mặt bằng xà phòng và nước trước sau đó khử khuẩn bề mặt bằng hoá chất khử khuẩn theo quy trình và hướng dẫn đã ban hành. Sử dụng hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn được Bộ Y tế cấp phép. Hoá chất khử khuẩn bề mặt được chuẩn bị, pha chế theo quy định của nhà sản xuất.

- Thực hành vệ sinh, khử khuẩn bề mặt theo nguyên tắc từ khu vực sạch, đến khu vực nhiễm bẩn và từ trên xuống dưới.

- Đặc biệt chú ý đến nhà vệ sinh và các bề mặt thường xuyên bị đụng chạm.

(4) Xử lý dụng cụ, đồ vải

- Sử dụng các dụng cụ dùng một lần hoặc các dụng cụ dùng lại nhưng phải được làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn theo đúng quy định.

- Đồ vải phát sinh trong khu vực cách ly phải được thu gom trong thùng hoặc túi kín và chống thấm, không giũ đồ vải, vận chuyển an toàn và giặt khử khuẩn đồ vải trước khi dùng lại.

- NVYT thu gom, xử lý, vận chuyển dụng cụ và đồ vải bẩn phải mang phương tiện PHCN gồm: găng tay cao su, áo choàng chống dịch, tạp dề, khẩu trang y tế và tấm che mặt.

(5) Xử lý chất thải

- Tất cả dịch cơ thể và chất thải rắn từ NB nhiễm và nghi nhiễm ĐMK được quản lý và xử lý như chất thải lây nhiễm.

- Phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh theo các quy định hiện hành.

- Các vật tư, dụng cụ dùng 1 lần (bao gồm cả phương tiện PHCN) quản lý, xử lý như chất thải lây nhiễm.

- Nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải sử dụng phương tiện PHCN gồm: găng tay cao su, áo choàng hoặc tạp dề, khẩu trang y tế, tấm che mặt.

Bệnh đậu mùa khỉ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tình dục đồng giới là gì? Nam giới quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ không?
Pháp luật
Mpox là bệnh gì? Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn Bộ Y tế? Biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ ra sao?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các biến chứng nào? Trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong cao? Vi rút ĐMK tồn tại ngoài môi trường bao lâu?
Pháp luật
Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ? WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp vào năm nào?
Pháp luật
Đậu mùa khỉ là bệnh gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm khi quan hệ tình dục? Nhận biết bệnh thông qua dấu hiệu nào?
Pháp luật
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ? Hình ảnh người mắc bệnh đậu mùa khỉ? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Pháp luật
Đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Pháp luật
Đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Hướng dẫn điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người mới nhất như thế nào?
Pháp luật
Triển khai phổ biến thông tin về bệnh đậu mùa khỉ đến cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới thế nào?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì có thể lây sang người khác từ giai đoạn nào? Giai đoạn ủ bệnh hay giai đoạn khởi phát?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh đậu mùa khỉ
722 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh đậu mùa khỉ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh đậu mùa khỉ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào