Người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất có được sử dụng điện thoại không?

Người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất có được sử dụng điện thoại không? Nếu người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất bị bệnh thì ai sẽ là người chi trả viện phí? - Câu hỏi của anh Quốc Bảo đến từ Lâm Đồng

Người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất có được sử dụng điện thoại không?

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh như sau:

Chế độ thông tin liên lạc của người lưu trú
1. Người lưu trú được liên lạc bằng điện thoại, nhận, gửi thư cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của mình, cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự theo quy định của cơ sở lưu trú; cước phí điện thoại, gửi thư do người lưu trú tự chi trả.
2. Việc liên lạc của người lưu trú được quy định cụ thể như sau:
a) Người lưu trú được gửi mỗi tháng 04 lá thư. Người lưu trú đang bị xác minh, điều tra, xử lý về hành vi phạm tội hoặc có liên quan đến những vụ án khác mà cơ quan thụ lý vụ án có văn bản đề nghị kiểm duyệt chặt chẽ người lưu trú nhận, gửi thư để ngăn chặn người lưu trú trao đổi thông tin với những đối tượng khác các nội dung làm ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, xác minh thì Trưởng cơ sở lưu trú trước khi cho người lưu trú nhận, gửi thư phải trao đổi nội dung cho cơ quan thụ lý biết, thống nhất có cho hay không cho người lưu trú nhận, gửi thư. Trường hợp không cho người lưu trú nhận, gửi thư thì Trưởng cơ sở lưu trú phải lập biên bản, ghi rõ lý do và có trách nhiệm thông báo cho người lưu trú và thân nhân biết.
b) Cơ sở lưu trú phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại cố định có dây hoặc không dây và tổ chức cho người lưu trú liên lạc điện thoại trong nước, mỗi tháng 04 lần, mỗi lần không quá 10 phút. Trường hợp cấp bách, căn cứ nội dung đơn trình bày của người lưu trú, Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, giải quyết cho người lưu trú được liên lạc điện thoại nhưng không quá 10 phút. Khi liên lạc điện thoại, người lưu trú phải liên lạc đúng số điện thoại và nội dung đã đăng ký. Trưởng cơ sở lưu trú cử cán bộ giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi khi người lưu trú liên lạc điện thoại, nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với đăng ký thì dừng ngay cuộc gọi và giải thích rõ cho người lưu trú biết, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản. Cước phí điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do người lưu trú chi trả từ tiền lưu ký theo hình thức ký sổ hoặc nguồn tài trợ khác nhưng phải được sự đồng ý của Trưởng cơ sở lưu trú.
Người lưu trú đang bị xác minh, điều tra, xử lý về hành vi phạm tội hoặc có liên quan đến những vụ án khác mà cơ quan thụ lý vụ án có văn bản đề nghị kiểm duyệt chặt chẽ người lưu trú liên lạc điện thoại để ngăn chặn người lưu trú thông tin, liên lạc với những đối tượng khác các nội dung làm ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, xác minh thì Trưởng cơ sở lưu trú trước khi cho người lưu trú liên lạc điện thoại phải trao đổi, đề nghị cơ quan thụ lý vụ án phối hợp, kiểm soát chặt chẽ người lưu trú liên lạc điện thoại. Nếu xét thấy người lưu trú trao đổi những nội dung có thể ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, xác minh thì Trưởng cơ sở lưu trú thống nhất với cơ quan thụ lý vụ án dừng ngay cuộc liên lạc, lập biên bản, ghi rõ lý do và có trách nhiệm thông báo cho người lưu trú và thân nhân biết.

Người lưu trú được liên lạc bằng điện thoại, nhận, gửi thư cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của mình, cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự theo quy định của cơ sở lưu trú; cước phí điện thoại, gửi thư do người lưu trú tự chi trả.

+ Cơ sở lưu trú phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại cố định có dây hoặc không dây và tổ chức cho người lưu trú liên lạc điện thoại trong nước, mỗi tháng 04 lần, mỗi lần không quá 10 phút.

+ Trường hợp cấp bách, căn cứ nội dung đơn trình bày của người lưu trú, Trưởng cơ sở lưu trú xem xét, giải quyết cho người lưu trú được liên lạc điện thoại nhưng không quá 10 phút.

Người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành án phạt trục xuất có được sử dụng điện thoại không?

Người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất có được sử dụng điện thoại không?

Nếu người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất bị bệnh thì ai sẽ là người chi trả viện phí?

Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh như sau:

Chế độ khám bệnh, chữa bệnh đối với người lưu trú
1. Người lưu trú bị ốm, bị thương tích được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở lưu trú. Trường hợp người lưu trú bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của y tế cơ sở lưu trú thì chuyển họ đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu để điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho người lưu trú do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định theo bệnh lý và theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh; tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho người lưu trú được cấp tương đương 03 kg gạo tẻ loại trung bình/01 người/01 tháng. Trường hợp người lưu trú có yêu cầu đến cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh theo nguyện vọng thì phải được Trưởng cơ sở lưu trú cho phép và tự chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở lưu trú phải thông báo việc người lưu trú điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để thông báo cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người lưu trú đang ở Việt Nam (nếu có) để phối hợp chăm sóc, điều trị.
Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lưu trú tại các cơ sở y tế do Nhà nước cấp. Nếu việc khám bệnh, chữa bệnh cho người lưu trú phải sử dụng kỹ thuật cao, chi phí lớn, vượt quá định mức thì người lưu trú phải tự thanh toán.
2. Người lưu trú là nữ trong thời gian mang thai được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; đến thời gian sinh con thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm đưa người lưu trú đến cơ sở y tế Nhà nước gần nhất để sinh con và cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương chế độ ăn 01 tháng của trẻ em dưới 36 tháng tuổi theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Sau khi sinh con, nếu người lưu trú có yêu cầu, thì cơ sở lưu trú có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của người lưu trú theo quy định của pháp luật Việt Nam. Kinh phí chăm sóc y tế cho người lưu trú là nữ trong thời gian mang thai, sinh con tại cơ sở y tế do Nhà nước cấp.
3. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm phối hợp với cơ sở y tế, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú để quản lý người lưu trú trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh hoặc sinh con.

Như vậy, kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người lưu trú tại các cơ sở y tế do Nhà nước cấp. Nếu việc khám bệnh, chữa bệnh cho người lưu trú phải sử dụng kỹ thuật cao, chi phí lớn, vượt quá định mức thì người lưu trú phải tự thanh toán.

Con của người lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh để thi hành biện pháp trục xuất có được ở riêng không?

Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 65/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh như sau:

Chế độ đối với con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú
1. Trẻ em dưới 16 tuổi là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú được bố trí diện tích chỗ nằm cùng phòng với cha, mẹ tại cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm lứa tuổi, giới tính. Các chế độ ăn, mặc, ở, khám bệnh, chữa bệnh và mai táng (nếu bị chết) được thực hiện như đối với người lưu trú, phù hợp với trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam; ngày Quốc tế Thiếu nhi (ngày 01 tháng 6 dương lịch), tết Trung thu được hưởng chế độ ăn gấp 02 lần ngày thường. Riêng trẻ em dưới 36 tháng tuổi, mỗi tháng được cấp thêm sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ loại trung bình/01 trẻ em. Căn cứ vào lứa tuổi của trẻ và điều kiện thực tế, cơ sở lưu trú hoán đổi định lượng chế độ ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ hoặc quy đổi thành tiền và gửi lưu ký của cha, mẹ trẻ em sử dụng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng.
2. Trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú nhưng khác giới tính với cha, mẹ thì con của người lưu trú và người lưu trú có thể được bố trí ở riêng.

Trẻ em dưới 16 tuổi là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú được bố trí diện tích chỗ nằm cùng phòng với cha, mẹ tại cơ sở lưu trú phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm lứa tuổi, giới tính.

Bên cạnh đó, trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là con của người lưu trú ở cùng cha, mẹ tại cơ sở lưu trú nhưng khác giới tính với cha, mẹ thì con của người lưu trú và người lưu trú có thể được bố trí ở riêng.

Người lưu trú
Trục xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn xin thăm gặp người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh được quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn xin nhận tử thi khi người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh chết là mẫu nào?
Pháp luật
Việc giải quyết cho nhận hài cốt người lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an chỉ được thực hiện khi nào? Mẫu đơn xin nhận hài cốt?
Pháp luật
Người nước ngoài có thể bị trục xuất nếu vi phạm nguyên tắc trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ Việt Nam hay không?
Pháp luật
Trường hợp áp dụng hình thức xử lý trục xuất người nước ngoài, trách nhiệm của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh là gì?
Pháp luật
Hình thức xử phạt trục xuất được áp dụng đối tượng nào? Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất không?
Pháp luật
Trục xuất là hình thức xử phạt chính hay hình thức xử phạt bổ sung trong vi phạm hành chính? Không áp dụng hình thức xử phạt chính có được áp dụng hình thức phạt bổ sung không?
Pháp luật
Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính áp dụng với đối tượng nào theo quy định?
Pháp luật
Thi hành án phạt trục xuất hình sự được hiểu thế nào? Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm có các giấy tờ, tài liệu gì?
Pháp luật
Kinh phí thực hiện quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất gồm những khoản nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lưu trú
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
758 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lưu trú Trục xuất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào