Người lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa không?
- Người lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 11 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
...
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý tháo dỡ cấu kiện hoặc lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đổ bùn, đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác xuống vùng nước đường thủy nội địa không đúng quy định;
c) Xây dựng công trình, dựng nhà, làm nhà nổi không đúng quy định trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
...
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa không?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
...
Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, cá nhân lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân này.
Đối với tổ chức vi phạm thì mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất là 40.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có quyền xử phạt tổ chức này.
Người lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Theo quy định tại Điều 273 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 85 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội cản trở giao thông đường thủy như sau:
Tội cản trở giao thông đường thủy
1. Người nào khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của công trình giao thông đường thủy; tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
...
Như vậy, người lấy đất, đá của công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Làm chết người.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?