Người lao động Việt Nam khi sang Hàn làm việc thì mức ký quỹ cần phải nộp là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
Nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giao cho bao nhiêu đơn vị sự nghiệp thực hiện?
Căn cứ Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về việc giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài như sau:
Điều kiện của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Đơn vị sự nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ được giao nhiệm vụ cho 01 đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hợp tác quốc tế hoặc dịch vụ việc làm.
3. Đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoạt động phi lợi nhuận và không được thu tiền dịch vụ của người lao động.
Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ được giao nhiệm vụ cho 01 đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Việc giao nhiệm vụ cho đơn vị sự nghiệp chỉ được thực hiện khi đã có sự đồng ý bằng bản của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Một số yêu cầu đối với đơn vị sự nghiệp được giao cho nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài bao gồm:
(1) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hợp tác quốc tế hoặc dịch vụ việc làm.
(2) Đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoạt động phi lợi nhuận và không được thu tiền dịch vụ của người lao động.
Người lao động Việt Nam khi sang Hàn làm việc thì mức ký quỹ cần phải nộp là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Người lao động Việt Nam khi sang Hàn làm việc thì mức ký quỹ cần phải nộp là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp ký quỹ như sau:
Biện pháp ký quỹ
1. Đơn vị sự nghiệp và người lao động thỏa thuận về biện pháp ký quỹ phù hợp với thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Trường hợp thỏa thuận quốc tế không có quy định về biện pháp ký quỹ thì đơn vị sự nghiệp và người lao động thỏa thuận về việc ký quỹ theo quy định của pháp luật dân sự nhưng giá trị không vượt quá mức trần tiền ký quỹ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định trên thì đơn vị sự nghiệp và người lao động thỏa thuận về biện pháp ký quỹ phù hợp với thỏa thuận quốc tế.
Trường hợp thỏa thuận quốc tế không có quy định về biện pháp ký quỹ thì đơn vị sự nghiệp và người lao động thỏa thuận về việc ký quỹ theo quy định của pháp luật dân sự nhưng giá trị không vượt quá mức trần tiền ký quỹ quy định tại Phụ lục II Tải Về ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP.
Căn cứ vào Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP thì người lao động khi sang Hàn Quốc làm việc thì mức ký quỹ như sau:
- Người lao động làm các công việc như thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải thì không cần phải ký quỹ.
- Người lao động làm các công việc khác thì mức ký quỹ là 36.000.000 đồng.
Người lao động khi ký kết hợp đồng ký quỹ cần đảm bảo hợp đồng thể hiển đủ các nội dung nào?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về việc thực hiện ký quỹ của người lao động như sau:
Thực hiện ký quỹ
1. Người lao động, đơn vị sự nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ thỏa thuận ký kết hợp đồng ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các nội dung sau: tên, số căn cước công dân/hộ chiếu và địa chỉ của người lao động; tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của đơn vị sự nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ; giá trị ký quỹ; mục đích ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ và hình thức trả lãi tiền ký quỹ (nếu ký quỹ bằng tiền); sử dụng ký quỹ; hoàn trả ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc ký quỹ chỉ được thực hiện sau khi đơn vị sự nghiệp và người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động đã được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực.
Như vậy, khi thỏa thuận ký kết hợp đồng ký quỹ thì người lao động cần đảm bảo trong hợp đồng thể hiện được các nội dung như:
- Tên, số căn cước công dân/hộ chiếu và địa chỉ của người lao động;
- Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của đơn vị sự nghiệp;
- Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ;
- Giá trị ký quỹ; mục đích ký quỹ;
- Lãi suất tiền gửi ký quỹ và hình thức trả lãi tiền ký quỹ (nếu ký quỹ bằng tiền);
- Sử dụng ký quỹ; hoàn trả ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?