Người lao động nước ngoài có chứng chỉ hành nghề làm việc tại Việt Nam có phải bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội không?
Người lao động nước ngoài có chứng chỉ hành nghề làm việc tại Việt Nam có phải bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.”
Như vậy, theo quy định trên người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Người lao động nước ngoài
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
“a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.”
Mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP người lao động nước ngoài hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP kể từ ngày 01/01/2022, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động các khoản như sau:
“1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này.
3. Căn cứ vào khả năng cân đối quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng tại điểm b khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4. Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.”
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài được quy định rõ ở trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản chương trình hội nghị tổng kết công đoàn cuối năm 2024 ngắn gọn? Kịch bản hội nghị công đoàn cơ sở trường học?
- Các hình thức kỷ luật Đảng viên hiện nay? Đảng viên bị xóa tên trong những trường hợp nào?
- Mẫu biên bản đối chiếu tài liệu (đối với tất cả các gói thầu) tại Phụ lục 4A theo Thông tư 22/2024 thay thế Thông tư 06/2024?
- Danh mục hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT từ 1/7/2025? Doanh thu trên 200 triệu mới chịu thuế GTGT đúng không?
- Mẫu Thông báo đi làm trở lại sau nghỉ Tết Nguyên đán của công ty? Hướng dẫn soạn thảo thông báo đi làm trở lại sau nghỉ Tết?