Người lao động nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Người lao động nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
- Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ra nước ngoài định cư thì có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cứ mỗi năm được tính như thế nào?
Người lao động nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Căn cứ điểm b.6 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
...
Từ quy định trên, trường hợp nhận bảo hiểm xã hội một lần thì người nhận không cần phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân.
Bảo hiểm xã hội (hình từ Internet)
Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ra nước ngoài định cư thì có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
Người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ra nước ngoài định cư thì có được rút bảo hiểm xã hội một lần không, thì căn cứ theo khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
...
Theo đó, người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ra nước ngoài định cư thì sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cứ mỗi năm được tính như thế nào?
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cứ mỗi năm được tính theo khoản 2 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
...
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 65 của Luật này.
Theo đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- TCVN 14159-1:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 1: Sử dụng PDF 1.4 (PDF/A-1) thế nào?
- Từ 2025, sẽ bị tịch thu xe máy nếu ngồi về một bên điều khiển xe đúng không? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Thông tư 15/2024/TT-BLĐTBXH bãi bỏ hàng loạt Thông tư về lao động - tiền lương từ ngày 15/02/2025?
- Mẫu đề cương kiểm tra tài chính công đoàn mới nhất theo Quyết định 684? Tải về mẫu đề cương kiểm tra tài chính công đoàn?
- Cổng thông tin điện tử Tổng cục Dự trữ Nhà nước đăng tải những thông tin gì? Địa chỉ truy cập Cổng thông tin là gì?