Người lao động nghỉ làm không lương có đóng bảo hiểm xã hội hay không? Mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương mới cập nhật 2024?
- Người lao động nghỉ làm không lương có đóng bảo hiểm xã hội hay không?
- Người lao động có được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian nghỉ không lương?
- Lao động nghỉ không lương có được tính ngày phép năm không?
- Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?
- Mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương dành cho người lao động?
Người lao động nghỉ làm không lương có đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Theo đó, nếu xin nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng, người lao động sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Tương ứng với những tháng không đóng bảo hiểm, người lao động cũng sẽ không được tính hưởng bảo hiểm xã hội. Trừ trường hợp nghỉ thai sản.
Và khi nghỉ không lương dài ngày, công ty sẽ thực hiện báo giảm lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động.
Người lao động nghỉ làm không lương có đóng bảo hiểm xã hội hay không? Mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương mới cập nhật 2023? (Hình từ internet)
Người lao động có được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian nghỉ không lương?
Người lao động muốn hưởng chế độ ốm đau phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Mặt khác, điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Do đó, nếu người lao động nghỉ không lương mà ốn đau, tai nạn không phải tai nạn lao động trong khoản thời gian nghỉ không hưởng lưởng sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.
Lao động nghỉ không lương có được tính ngày phép năm không?
Căn cứ Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định các khoảng thời gian được tính phép năm như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho doanh nghiệp được nghỉ phép năm từ 12 - 16 ngày.
Do đó, thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm. Vượt quá sẽ không được tính phép năm.
Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, người lao động có thể thảo thuận với người sử dụng lao động để thống nhất số ngày nghỉ không lương mà hiện nay pháp luật không có quy định hạn chế về số ngày nghỉ tối đa.
Mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương dành cho người lao động?
Tải đầy đủ mẫu đơn xin nghỉ không hưởng lương dành cho người lao động: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?