Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn thì hàng tháng phải đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu % so với tiền lương tháng?
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn thì hàng tháng phải đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu % so với tiền lương tháng?
- Trường hợp người lao động có thêm một hợp đồng lao động không xác định thời hạn khác thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng nào?
- Căn cứ đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn là gì?
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn thì hàng tháng phải đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu % so với tiền lương tháng?
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn thì mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn thì hàng tháng phải đóng bảo hiểm y tế bao nhiêu % so với tiền lương tháng? (Hình từ Internet)
Trường hợp người lao động có thêm một hợp đồng lao động không xác định thời hạn khác thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng nào?
Trường hợp người lao động có thêm một hợp đồng lao động không xác định thời hạn khác được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
...
2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
4. Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động có thêm một hợp đồng lao động không xác định thời hạn khác thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Căn cứ đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn là gì?
Căn cứ đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) như sau:
Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.
5. Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
Như vậy, theo quy định, căn cứ đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?