Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở Vùng 2 thì sẽ áp dụng lương tối thiểu tháng bao nhiêu?
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở Vùng 2 thì sẽ áp dụng lương tối thiểu tháng bao nhiêu?
- Danh mục địa bàn thuộc vùng 2 áp dụng mức lương tối thiểu tháng được quy định như thế nào?
- Mức xử phạt hành chính đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu tháng Vùng 2 cho người lao động là bao nhiêu?
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở Vùng 2 thì sẽ áp dụng lương tối thiểu tháng bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu tháng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mới nhất hiện nay được căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
(Đơn vị: Đồng/tháng)
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng |
Vùng I | 4.680.000 |
Vùng II | 4.160.000 |
Vùng III | 3.640.000 |
Vùng IV | 3.250.000 |
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở Vùng 2 thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng/tháng.
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động ở Vùng 2 thì sẽ áp dụng lương tối thiểu tháng bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Danh mục địa bàn thuộc vùng 2 áp dụng mức lương tối thiểu tháng được quy định như thế nào?
Danh mục địa bàn thuộc vùng 2 áp dụng mức lương tối thiểu tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được xác định theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội (trừ các quận và các huyện thuộc Vùng I);
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng (trừ các quận và các huyện thuộc Vùng I);
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các thành phố Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
- Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Tây Ninh, các thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành và huyện Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các huyện Định Quán, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thành phố Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
- Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;
- Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.
TẢI VỀ Danh mục địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV áp dụng mức lương tối thiểu tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu tháng Vùng 2 cho người lao động là bao nhiêu?
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương được căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.
Mức phạt tiền đối với doanh nghiệp có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu tháng Vùng 2 do Chính phủ quy định được xác định theo từng trường hợp sau đây:
(1) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
(2) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
(3) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Ngoài bị phạt tiền thì doanh nghiệp có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu tháng Vùng 2 do Chính phủ quy định còn bị buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?