Người lao động không nghỉ việc khi nhận con nuôi thì mức trợ cấp BHXH một lần được hưởng là bao nhiêu tiền?
- Người lao động không nghỉ việc khi nhận con nuôi thì mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được hưởng sẽ là bao nhiêu tiền?
- Cả hai vợ chồng có được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi hay không?
- Để hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Người lao động không nghỉ việc khi nhận con nuôi thì mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được hưởng sẽ là bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định về thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 36 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ việc thì chỉ được hưởng trợ cấp một lần quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Và, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP có quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, trong trường hợp người lao động nhận con nuôi đủ điều kiện để nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội nhưng không nghỉ thì sẽ hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng. Tương đương với 3.600.000 đồng.
Người lao động không nghỉ việc khi nhận con nuôi thì mức trợ cấp BHXH một lần được hưởng là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cả hai vợ chồng có được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi hay không?
Tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng nhận con nuôi thì chỉ một trong hai người được nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Để hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Bên cạnh đó, người lao động được quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?