Người lao động đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì không đóng tiếp mà công ty sẽ trả một khoản tiền tương đương mức đóng vào lương đúng không?
- Người lao động đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì không đóng tiếp mà công ty sẽ trả một khoản tiền tương đương mức đóng vào lương đúng không?
- Người lao động được có thời gian đóng bảo hiểm xã hội như thế nào thì được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu?
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như thế nào?
Người lao động đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì không đóng tiếp mà công ty sẽ trả một khoản tiền tương đương mức đóng vào lương đúng không?
Người lao động đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì không đóng tiếp mà công ty sẽ trả một khoản tiền tương đương mức đóng vào lương đúng không, thì căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
…
Và Căn cứ theo Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Quy định chuyển tiếp
…
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Đồng thời tại Điều 168 Bộ Luật lao động 2019 có quy định:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
...
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tử đủ 1 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.Trường hợp người này đang hưởng lương hưu mà có ký hợp đồng lao động tử đủ 1 tháng trở lên thì sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ phải chi trả một khoản tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào lương cho người lao động.
Trong trường hợp người lao động này đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội chưa đủ tuổi nghỉ hưu chưa được hưởng lương hưu thì khi giao kết hợp đồng lao động tử đủ 1 tháng trở lên vẫn sẽ thuộc đối tượng phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Người lao động được có thời gian đóng bảo hiểm xã hội như thế nào thì được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu?
Người lao động được có thời gian đóng bảo hiểm xã hội như thế nào thì được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, thì căn cứ theo Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như thế nào?
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính theo khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Ngày 4 1 là ngày gì? 4 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Mẫu Quyết định phê duyệt E HSMT, hồ sơ mời thầu (webform trên Hệ thống) tại Phụ lục 1C theo Thông tư 22/2024 thay thế Thông tư 06/2024?
- Mẫu dấu thẩm tra phê duyệt thiết kế xây dựng theo Nghị định 15? Nội dung quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng?
- Mẫu thư cảm ơn khách hàng tham gia sự kiện? Thư cảm ơn sau sự kiện là gì? Tại sao cần viết thư cảm ơn sau sự kiện?